vĐồng tin tức tài chính 365

Đường đến cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế của học sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong

2024-04-02 13:18
Lê Tuấn Hy (phải) và Nguyễn Lê Quốc Bảo miệt mài nghiên cứu cho dự án tâm huyết của mình - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG

Lê Tuấn Hy (phải) và Nguyễn Lê Quốc Bảo miệt mài nghiên cứu cho dự án tâm huyết của mình - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG

Lê Tuấn Hy, học sinh lớp 12B và Nguyễn Lê Quốc Bảo, học sinh lớp 12CA, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM vừa đoạt giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia (do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuối tháng 3-2024). Dự án của hai học sinh này vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 tại Mỹ.

Phóng viên Tuổi Trẻ đã trò chuyện cùng Tuấn Hy và Quốc Bảo về hành trình nghiên cứu khoa học của mình.

Chung niềm đam mê

* Chào hai bạn. Hy và Bảo học khác lớp sao lại có duyên nghiên cứu khoa học với nhau vậy?

- Quốc Bảo: Tôi học lớp chuyên Anh nhưng đến giữa lớp 10 thì không còn đam mê với môn chuyên của mình nữa. Hy cũng vậy, bạn ấy học lớp không chuyên và khi vô lớp 10 rồi mới nhận ra sở thích chính là lập trình thi đấu và AI. Chúng tôi gặp nhau tại một lớp học nâng cao về AI hồi đầu lớp 11 và thường xuyên trao đổi với nhau vì cùng chung đam mê.

Năm lớp 10, 11 là khoảng thời gian chúng tôi tìm tòi, học hỏi, thu nạp kiến thức - kỹ năng có liên quan đến tin học. Đến khi chuẩn bị vào lớp 12, tôi nghĩ mình sẽ phải làm một cái gì đó. Tôi đã nhắn tin rủ Hy và một bạn nữa là học sinh lớp 12 chuyên tin cùng trường. Tuy nhiên, chỉ có Hy đồng ý tham gia, còn bạn kia từ chối vì bạn phải chuẩn bị du học.

* Tại sao hai bạn lại chọn đề tài "Phần mềm tích hợp học sâu để phân vùng và tái tạo cấu trúc tim nguyên khối trong không gian 3D mô phỏng cho ứng dụng thực hành y khoa"?

- Quốc Bảo: Lúc đầu chúng tôi định làm đề tài về robot. Tuy nhiên, trong trường đã có bạn Lê Minh Đức (công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2023 - PV) nghiên cứu về robot và đã đoạt giải tại cuộc thi khoa học quốc tế 2023. Do đó, chúng tôi trao đổi với nhau rất nhiều lần rồi thống nhất chọn đề tài như trên.

Quốc Bảo (bìa phải), Tuấn Hy và thầy giáo hướng dẫn Đỗ Quốc Anh Triết nhận giải nhất tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia (do Bộ GD-ĐT tổ chức cuối tháng 3-2024) - Ảnh: nhà trường cung cấp

Quốc Bảo (bìa phải), Tuấn Hy và thầy giáo hướng dẫn Đỗ Quốc Anh Triết nhận giải nhất tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia (do Bộ GD-ĐT tổ chức cuối tháng 3-2024) - Ảnh: nhà trường cung cấp

* Được biết, quá trình chọn giáo viên hướng dẫn của hai bạn cũng rất đặc biệt?

- Quốc Bảo: Thầy Đỗ Quốc Anh Triết là giáo viên tin học trong trường nhưng cả tôi và Hy đều chưa từng được gặp và học thầy. Chúng tôi chỉ nghe thông tin là thầy rất giỏi. Thầy đã từng hướng dẫn nhiều học sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong nghiên cứu khoa học và đoạt nhiều giải cao trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật trong nước cũng như quốc tế. Hai đứa chúng tôi đều mong muốn sẽ được thầy Triết hướng dẫn.

Ngày gặp thầy, cả tôi và Hy đều đã chuẩn bị rất kỹ những nội dung cần thiết để thuyết phục thầy nhận lời hướng dẫn. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn hơi "choáng" vì mới nói được vài câu thì thầy đề nghị: "Hãy trình bày bằng tiếng Anh. Cứ coi như thầy không biết gì cả. Em nói làm sao để thầy hiểu được đề tài thực sự thú vị và cần thiết phải bỏ công sức ra để nghiên cứu là được".

- Tuấn Hy: Sau này chúng tôi mới hiểu ra ý đồ của thầy Triết khi kiểm tra khả năng nghe - nói tiếng Anh của hai đứa. Đó là cách thầy thử tài xem chúng tôi có đủ sức đi "đường dài" hay không, vừa để cho chúng tôi tập dượt thuyết trình trong cuộc thi chính thức sau này. Ở cấp quốc gia thì có hẳn một vòng thi hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Chúng tôi gặp thầy trình bày, thầy có hỏi lại một số vấn đề. Sau đó là phần giải thích - phân tích rồi... ra về. Đến khi vòng thi sơ khảo khoa học kỹ thuật cấp trường kết thúc vài ngày thì chúng tôi nhận được tin nhắn của thầy Triết: "Cho thầy vô group của hai đứa".

Khoa học phải gắn liền đời sống

* Quá trình nghiên cứu của hai bạn diễn ra như thế nào?

- Tuấn Hy: Phòng này được xem là "đại bản doanh" của chúng tôi trong suốt sáu tháng qua và thời gian sắp tới (một phòng tin học trên lầu 5 của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - PV). Và đây là kế hoạch tuần (Tuấn Hy chỉ lên bảng với chi chít chữ và số). Mỗi tuần chúng tôi sẽ liệt kê hàng loạt những việc cần làm, những mục tiêu cần phải chinh phục. Sau đó, tôi và Bảo sẽ xung phong nhận việc, ai có thế mạnh nào thì nhận nhiệm vụ nghiêng về thế mạnh đó chứ không ai phân việc cho ai cả.

Cái khó nhất của chúng tôi là vừa nghiên cứu vừa phải đảm bảo thời gian học tập, hoàn thành các bài kiểm tra trên lớp. Thế nên chúng tôi tự đặt ra nguyên tắc nỗ lực nghiên cứu hết sức trong hai tuần, sau đó lại tập trung cao độ cho việc học tập trên lớp. Vòng quay cứ diễn ra hai tuần như thế.

Hơn thế nữa, cả thầy Triết và hai đứa tôi đều thống nhất với nhau: khoa học phải gắn liền với cuộc sống. Vì vậy, khi đã làm xong sản phẩm và thấy nó chạy tốt rồi thì chúng tôi muốn có tiếng nói của người sử dụng là nó có thực sự hữu ích không? Tôi và Bảo đã chia nhau đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện quận 1 và Viện Tim TP.HCM để xin được làm việc với các bác sĩ. Và cứ mỗi lần như vậy, khi trở về chúng tôi lại bắt tay vào chỉnh sửa, cải tiến sản phẩm theo góp ý của các bác sĩ.

* Như vậy, yếu tố quan trọng nhất khi học sinh nghiên cứu khoa học là gì? Hướng sắp tới của hai bạn như thế nào?

- Quốc Bảo: Theo tôi, yếu tố quan trọng nhất khi học sinh nghiên cứu khoa học là sự kiên trì và kỹ năng đọc tài liệu, nhất là tài liệu của nước ngoài. Đề tài của chúng tôi thiên về thuật toán nên có những tài liệu đọc 1 lần, 2 lần, 3 lần vẫn chưa hiểu. Đến lần thứ 4, thứ 5 thì hiểu được đôi chút nhưng đọc đến lần thứ 6, thứ 7 thì hiểu rõ. Thế nên, có những tài liệu tôi và Hy thuộc luôn vì đọc quá nhiều lần.

Hướng sắp tới là chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu, vừa để phục vụ cho cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế vừa muốn nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, hai chúng tôi đều tha thiết mong muốn sẽ được các bệnh viện hỗ trợ trong việc cung cấp số liệu, tư liệu để hoàn thiện hơn sản phẩm của mình. Xa hơn nữa thì cả tôi và Hy đều có nguyện vọng theo ngành khoa học máy tính ở bậc đại học sau này.

* Trải nghiệm trong sáu tháng nghiên cứu vừa qua của hai bạn là?

- Quốc Bảo: Đó là khoảng thời gian cực kỳ thú vị, tôi đã được rèn luyện rất nhiều kỹ năng quan trọng. Trong đó, nhờ thầy Triết mà chúng tôi tiến bộ rõ rệt về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình...

- Tuấn Hy: Tôi cho rằng đây là khoảng thời gian trải nghiệm quý báu mà tôi sẽ không bao giờ quên. Thầy Triết đã cho chúng tôi được gặp gỡ các anh chị là cựu học sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong để cùng trao đổi và học hỏi. Tôi đã được rèn về tinh thần trách nhiệm, về sự tự tin, về tính khiêm tốn...

Dự thi khoa học kỹ thuật tại Mỹ tháng 5-2024

Cô Phạm Thị Bé Hiền, Hiệu trưởng Trường chuyên Lê Hồng Phong cùng các học sinh và giáo viên tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia 2024. Trường Lê Hồng Phong đoạt 1 giải nhất, 1 giải ba - Ảnh: nhà trường cung cấp

Cô Phạm Thị Bé Hiền, Hiệu trưởng Trường chuyên Lê Hồng Phong cùng các học sinh và giáo viên tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia 2024. Trường Lê Hồng Phong đoạt 1 giải nhất, 1 giải ba - Ảnh: nhà trường cung cấp

Cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia 2023 do Bộ GD-ĐT tổ chức từ ngày 20 đến 22-3-2024 với 149 dự án thuộc 74 đơn vị dự thi. Đoàn TP.HCM đoạt 4 giải thưởng. Trong đó có 1 giải nhất do Quốc Bảo và Tuấn Hy thực hiện, 1 giải ba của nhóm học sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và 2 giải tư (1 giải tư của học sinh Trường THPT Gia Định và 1 giải tư của học sinh Trường THPT Trưng Vương).

Ngày 27-3, Bộ GD-ĐT đã có văn bản chọn dự án "Phần mềm tích hợp học sâu để phân vùng và tái tạo cấu trúc tim nguyên khối trong không gian 3D mô phỏng cho ứng dụng thực hành y khoa" tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (ISEF) diễn ra tại Mỹ vào giữa tháng 5-2024.

* Thầy giáo Đỗ Quốc Anh Triết (giáo viên Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong):

Tôi chỉ đóng vai người truyền cảm hứng

Sau khi nhận giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia, Quốc Bảo (trái) và Tuấn Hy (giữa) vẫn miệt mài làm việc với thầy Đỗ Quốc Anh Triết để nâng cấp sản phẩm của mình - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG

Sau khi nhận giải nhất cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia, Quốc Bảo (trái) và Tuấn Hy (giữa) vẫn miệt mài làm việc với thầy Đỗ Quốc Anh Triết để nâng cấp sản phẩm của mình - Ảnh: HOÀNG HƯƠNG

Quốc Bảo và Tuấn Hy là hai học sinh rất đặc biệt, nhất là khả năng nghiên cứu và tự học. Các em chủ động trong mọi việc nên phát triển rất nhanh đề tài của mình. Tôi chỉ đóng vai trò định hướng và truyền cảm hứng. Bảo và Hy tự đề xuất kế hoạch nghiên cứu, tự tìm dữ liệu... Tôi chỉ duyệt kế hoạch đó, nêu ra những điểm cần khắc phục hoặc giới thiệu thêm tài liệu cần đọc; gợi ý thêm người cần gặp để trao đổi kinh nghiệm hoặc giảng hòa khi hai em chưa đồng quan điểm với nhau...

Học sinh Việt Nam đoạt giải ba Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tếHọc sinh Việt Nam đoạt giải ba Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Giải thưởng này được trao cho dự án "Tác dụng dược lý trên thần kinh trung ương của tinh dầu quả và lá màng tang dựa trên mạng dược lý" của hai học sinh.

Xem thêm: mth.41713510020404202-gnohp-gnoh-el-neyuhc-gnourt-hnis-coh-auc-et-couq-tauht-yk-coh-aohk-iht-couc-ned-gnoud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đường đến cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế của học sinh Trường chuyên Lê Hồng Phong”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools