Để đến được đỉnh núi Everest, hầu hết các nhà thám hiểm có thể lựa chọn xuất phát từ hai cung đường chính là Tây Tạng ở phía bắc và phổ biến hơn là Nepal ở phía nam
Hướng dẫn viên leo núi người Anh Adrian Ballinger là người đã chinh phục đỉnh Everest tám lần, đồng thời là nhà leo núi chuyên chinh phục Everest từ tuyến đường Tây Tạng.
Năm nay, anh Ballinger sẽ dẫn đầu một nhóm các nhà leo núi cho công ty du lịch Alpenglow Expeditions của mình.
Theo trang CNN Travel, tất cả các vé thuộc tuyến du lịch liên quan đến khu vực đỉnh núi Everest, đều do Hiệp hội Leo núi Tây Tạng - Trung Quốc (CTMA) phân phối.
Đồng thời, Trung Quốc chưa đưa ra thông báo chính thức nào về thông tin vé sẽ được phát hành.
Theo chia sẻ từ anh Ballinger, cách tốt nhất để biết được thông tin từ phía Tây Tạng là theo dõi bảng giá được gửi từ CTMA định kỳ.
Danh sách được gửi tới người đăng ký sẽ bao gồm chi phí cho các thiết bị cần thiết khi leo núi, hướng dẫn viên địa phương, cách thức di chuyển từ Lhasa đến khu vực dựng trại tại Everest.
Người nước ngoài có thị thực du lịch Trung Quốc phải xin thị thực bổ sung dành cho khu vực tự trị Tây Tạng. Thủ tục này có thể nhờ sự hỗ trợ của CTMA.
CNN Travel ước tính có tối đa 300 giấy phép được cấp hàng năm cho những nhà leo núi không có quốc tịch Trung Quốc.
Thời gian trong năm để chinh phục đỉnh Everest không dài, thường kéo dài từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5.
Nepal và Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh chinh phục “nóc nhà” thế giới
Hiện nay, hầu hết các nhà thám hiểm chỉ biết đến con đường chinh phục đỉnh Everest từ Nepal, đồng nghĩa với khu vực này luôn đông đúc và nhiều rác thải. Tuy nhiên, trước đây, con đường từ Tây Tạng lại phổ biến hơn.
“Leo núi từ phía Trung Quốc từng phổ biến hơn leo núi từ phía Nepal. Trong giai đoạn từ 2000-2007, phía Trung Quốc là bên được ưa chuộng vì con đường này an toàn hơn”, hướng dẫn viên Ballinger giải thích.
Năm 2008, Trung Quốc đăng cai Thế vận hội Mùa hè ở Bắc Kinh. Đây cũng là năm Trung Quốc đóng cửa con đường chinh phục Everest từ Tây Tạng, khiến nhiều du khách chuyển hướng sang Nepal, trước khi mở cửa kể từ lần mới nhất vào đầu năm 2024.
Sở Du lịch Nepal yêu cầu tất cả những người leo núi Everest phải đeo chip theo dõi để đề phòng tình huống xấu có thể xảy ra trong hành trình chinh phục "nóc nhà thế giới".