vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế thế giới khó trụ vững trước nguy cơ xung đột Israel - Iran

2024-04-06 17:34
Kinh tế thế giới khó trụ vững trước nguy cơ xung đột Israel - Iran- Ảnh 1.

Hiện trường đổ nát sau vụ tấn công vào tòa nhà lãnh sự quán Iran ở Damascus, Syria ngày 2/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo đài Sputnik (Nga), các nhà phân tích nhận định leo thang căng thẳng hơn nữa giữa Iran và Israel có nguy cơ châm ngòi một cuộc xung đột quy mô lớn trên toàn khu vực. Kịch bản này ngay lập tức sẽ gây phản tác dụng đối với nền kinh tế thế giới vốn đã mong manh.

Thị trường dầu mỏ

Ông Marc Ayoub, nhà nghiên cứu chính sách năng lượng người Liban và là thành viên không thường trú tại Viện Chính sách Trung Đông Tahir, nhấn mạnh mối quan hệ thù địch giữa Iran - Israel có thể có tác động rất lớn đến thị trường dầu mỏ ngay từ khi nổ ra.

“Nếu bất kỳ sự leo thang nào xảy ra, nó sẽ tồi tệ hơn nhiều so với những gì chúng ta đã thấy từ căng thẳng ở Biển Đỏ, bởi vì những gì xảy ra ở Biển Đỏ có tác động tối thiểu đến thị trường dầu mỏ”, ông Ayoub nói với Sputnik. “Tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các thị trường đã ổn định. Nhưng tôi đặc biệt nghĩ nếu eo biển Hormuz rơi vào tình trạng căng thẳng và nếu Iran có thêm sức mạnh để đóng cửa eo biển này, thì tất cả các tàu chở dầu ở vùng Vịnh sẽ không còn đường tiến về phía trước”.

Ông Ayoub nhấn mạnh rằng thực tế là giá dầu thô đã tăng lên ngay cả trước khi Iran đáp trả Israel về vụ tấn công tòa nhà lãnh sự ở Damascus. Ngay sau vụ tấn công, giá dầu thô Brent tăng 1,03% lên 87,90 USD, trong khi giá dầu thô West Texas Middle (WTI) tăng 1,45% lên 84,38 USD. Nhìn chung, giá dầu đã tăng hơn 10% trong năm nay.

Kinh tế thế giới khó trụ vững trước nguy cơ xung đột Israel - Iran- Ảnh 2.

Đường ống dẫn dầu của Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Dựa trên ước tính trước đây của Ngân hàng Thế giới và Bloomberg, chuyên gia Ayoub dự đoán thế giới có thể chứng kiến giá dầu tăng lên hàng trăm USD và thậm chí đạt mức từ 140 – 150 USD/thùng.

“Điều này là do căng thẳng leo thang, nhưng cũng do gián đoạn của chuỗi cung ứng, đặc biệt nếu Hormuz cũng bị xoáy vào xung đột như Biển Đỏ. Nếu Iran đáp trả, phong trào Houthi sẽ không chỉ là quan sát viên - họ sẽ trở thành một phần của cuộc xung đột và Biển Đỏ sẽ phải đóng cửa”, ông cho hay.

Giáo sư thỉnh giảng về kinh tế nhị phân Rodney Shakespeare tại Đại học Trisakti ở Jakarta, Indonesia, nhấn mạnh xung đột giữa Iran và Israel leo thang cũng có thể gây ra những hậu quả địa chính trị, ảnh hưởng đến các nước láng giềng - bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Syria, Iraq và Liban.

Trật tự tài chính toàn cầu

Giáo sư Shakespeare cảnh báo với quy mô căng thẳng và tầm quan trọng của khu vực đối với nền kinh tế toàn cầu, một loạt hậu quả tiêu cực có thể phá vỡ trật tự tài chính đã được thiết lập.

“Do mức nợ khổng lồ – cá nhân, tập đoàn, chính phủ – “thời điểm Minsky (sự di chuyển chậm từ trạng thái ổn định sang khủng hoảng của hệ thống tài chính) đang đến gần và các khu vực rộng lớn của nền kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các quốc gia mắc nợ nhiều (ví dụ ở châu Phi)”, ông Shakespeare nói.

Ông Shakespeare dự đoán vàng sẽ tăng gấp đôi, dầu sẽ tăng gấp đôi. Các mặt hàng khác sẽ tăng ít hơn. Các chính phủ sẽ buộc phải in tiền và do đó sẽ có lạm phát về giá cả, đồng thời, nhu cầu sẽ giảm đi.

Rủi ro leo thang

Kinh tế thế giới khó trụ vững trước nguy cơ xung đột Israel - Iran- Ảnh 3.

Lực lượng cứu hộ khẩn cấp làm nhiệm vụ tại hiện trường vụ oanh tạc khu vực gần Đại sứ quán Iran ở Damascus, Syria ngày 1/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Ngày 4/4, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo quyết định không cho binh sỹ nghỉ phép. Quyết định trên được áp dụng với tất cả các đơn vị chiến đấu trong nước.

Giám đốc Cục Tình báo quân đội Israel Aharon Haliva cũng cảnh báo về mối đe dọa tấn công tiềm tàng từ Iran trong những ngày tới. Trước đó, ngày 3/4, tờ Jerusalem Post đưa tin IDF tuyên bố sẽ sử dụng lực lượng dự bị của Israel để tăng cường cho lực lượng phòng không của Không quân.

Cảnh báo trên được đưa ra sau vụ không kích vào Đại sứ quán Iran ở thủ đô Syria hôm 1/4 khiến 12 người thiệt mạng. Trong số đó có Tướng Mohammad Reza Zahedi, Chỉ huy Lực lượng Quds, lực lượng tinh nhuệ của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), Phó tướng Mohammad Hadi Hajriahimi và 5 sĩ quan khác.

Iran coi cuộc tấn công vào đại sứ quán ở Damascus là một cuộc tấn công vào lãnh thổ có chủ quyền của đất nước theo luật pháp quốc tế.

Trong nỗ lực biện minh cho cuộc tấn công, người phát ngôn của IDF, Chuẩn Đô đốc Daniel Hagari tuyên bố với CNN rằng cơ sở đại sứ quán trên thực tế là cơ sở quân sự.

Ông Hagari nhấn mạnh: “Đây không phải là tòa nhà lãnh sự và đây không phải là đại sứ quán”.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi ngày 3/4 tuyên bố Tehran chắc chắn sẽ đáp trả

Trong bối cảnh đó, giới chuyên gia đang tranh cãi về phản ứng mà Iran có thể sử dụng để đáp trả. Một số người cho rằng Tehran sẽ phản ứng bất cân xứng hoặc lợi dụng cuộc tấn công của Israel để thúc đẩy sự lên án toàn cầu đối với cuộc chiến của Chính phủ của ông Netanyahu ở Gaza.

Những người khác nhấn mạnh rằng Iran có thể buộc phải trả đũa để ngăn cản Tel Aviv thực hiện các hành động khiêu khích tiếp theo.

Trong khi đó, Washington vội vàng tránh xa cuộc tấn công của Israel vào Đại sứ quán Iran ở Damascus.. Các quan chức Lầu Năm Góc khẳng định Israel chưa thông báo cho họ về vụ tấn công.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Sabrina Singh tuyên bố ngày 2/4: “Căng thẳng đang dâng cao trong khu vực, chúng tôi muốn nói rõ trên các kênh riêng rằng Mỹ không liên quan đến cuộc tấn công ở Damascus”.

Chính quyền Mỹ dường như lo ngại loạt hành động quân sự của Israel ở Syria và Gaza có thể kéo Washington sâu hơn vào cuộc xung đột ở Trung Đông.

Xem thêm: nhc.602251501604042881-nari-learsi-tod-gnux-oc-yugn-court-gnuv-urt-ohk-ioig-eht-et-hnik/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế thế giới khó trụ vững trước nguy cơ xung đột Israel - Iran”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools