vĐồng tin tức tài chính 365

Có nên cấp giấy phép lái xe cho người quá lớn tuổi?

2024-04-08 19:23
Đại biểu tại TP.HCM góp ý về quy định tuổi cấp giấy phép lái xe tối thiểu và tối đa rõ ràng để đảm bảo an toàn giao thông - Ảnh: THU DUNG

Đại biểu tại TP.HCM góp ý về quy định tuổi cấp giấy phép lái xe tối thiểu và tối đa rõ ràng để đảm bảo an toàn giao thông - Ảnh: THU DUNG

Hội thảo do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức với sự tham gia của nhiều sở ngành, chuyên gia... Các đơn vị cùng thảo luận, góp ý dự án Luật Đường bộ do Bộ Giao thông vận tải soạn thảo và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an soạn thảo.

Hàng loạt vấn đề "nóng" như quy định tuổi cấp giấy phép lái xe, quy tắc đi lại trên đường cao tốc... được đưa ra bàn bạc.

Quy định rõ độ tuổi cấp giấy phép lái xe

Góp ý dự luật, luật sư Trương Thị Hòa - Đoàn Luật sư TP.HCM - đề xuất bổ sung thêm một số vấn đề trong hai dự thảo. Trong đó chú ý đến từ ngữ trong 2 dự thảo luật phải chính xác, dễ hiểu, tương thích với nhau tránh gây tranh cãi trong quá trình áp dụng.

Luật sư Hòa cũng nhận định việc hạ tuổi cấp giấy phép lái xe là 16 tuổi nhằm nâng cao nhận thức nên phải có chính sách tuyên truyền hợp lý hướng tới nâng cao an toàn giao thông.

Đồng thời nên xem xét có quy định rõ ràng về tuổi tối thiểu, tối đa được cấp giấy phép lái xe. "Lâu nay, chúng ta chỉ quan tâm tới độ tuổi tối thiểu, mà quên mất việc người quá lớn tuổi thì có đủ sức khỏe để lái xe hay không?", luật sư Hòa đặt câu hỏi với cơ quan soạn thảo.

Ngoài ra, luật sư Hòa đề xuất bổ sung quy định tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cả người nước ngoài. Thực tế hiện người nước ngoài cư ngụ, sinh sống tại Việt Nam rất nhiều và họ phải tuân thủ, tôn trọng pháp luật Việt Nam.

Chú ý đến nguyên tắc đi trên cao tốc

TS Trần Thảo - trưởng khoa cảnh sát giao thông Trường đại học Cảnh sát nhân dân cho rằng nên bổ sung quy tắc đi lại trên cao tốc - Ảnh: THU DUNG

TS Trần Thảo - trưởng khoa cảnh sát giao thông Trường đại học Cảnh sát nhân dân cho rằng nên bổ sung quy tắc đi lại trên cao tốc - Ảnh: THU DUNG

Tham gia tìm hiểu về hai dự luật, TS Trần Thảo - trưởng khoa cảnh sát giao thông Trường đại học Cảnh sát nhân dân - chia sẻ đã nghiên cứu kỹ để đưa ra góp ý hướng tới hai dự luật thông qua góp phần nâng cao an toàn giao thông.

Trong đó, TS Thảo quan tâm đến điều 25, các đơn vị cũng đã có một số quy định về lưu thông đi lại trên đường cao tốc, tách nhập làn... nhưng cần những quy định rõ ràng hơn.

"Cụ thể như, xe vào cao tốc thì đi với tốc độ bao nhiêu là an toàn, giữ khoảng cách an toàn bao nhiêu? Các xe chạy tốc độ thấp thì nên đi làn trái hay phải... nhất thiết phải có bộ quy tắc đi trên cao tốc như vậy để tránh gây ra tai nạn giao thông đáng tiếc", TS Thảo chia sẻ.

Bên cạnh đó, đối với dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, ông Thảo cho biết việc bỏ quy định về trích 70% tiền xử phạt cho cảnh sát giao thông là đúng. Điều này cho thấy cơ quan soạn thảo đã tiếp thu và sửa đổi quy định về trích 70% khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sau khi nộp vào ngân sách nhà nước và không thấp hơn 30% khoản tiền thu được từ đấu giá biển số xe sau khi nộp vào ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.

"Hiện dự thảo chỉ còn quy định "Huy động, sử dụng các nguồn lực để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bảo đảm ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị hiện đại, các điều kiện bảo đảm và nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ", là phù hợp"- ông Thảo nói.

Tiếp thu các ý kiến đóng góp tại hội thảo, ông Hà Phước Thắng - phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM - cho biết thời gian qua, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức các đợt góp ý và nhận được những kết quả nhất định.

"Hôm nay, chúng ta tiếp tục ghi nhận 11 lượt ý kiến về dự thảo mới nhất và mỗi góp ý của đại biểu có kinh nghiệm sẽ giúp hai dự thảo hoàn chỉnh. Nhờ vậy, sau khi ban hành, người dân hay doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, áp dụng hơn. Chúng tôi sẽ tập hợp toàn bộ ý kiến này để gửi đến các đại biểu Quốc hội và báo cáo Quốc hội trong kỳ họp tới", ông Thắng nói.

Gặp khó bởi "đường chưa bàn giao"

Thượng tá Tân Xuân Tiên - phó trưởng Công an TP Thủ Đức - nêu ra vấn đề hiện các lực lượng gặp khó khi xử lý sự việc ở những khu dân cư chưa bàn giao, đường nội bộ...

Khi xảy ra sự cố, CA TP Thủ Đức ưu tiên cử cán bộ, chiến sĩ làm hiện trường, tiến hành điều tra trước. Sau đó mới xác định là vấn đề giao thông hay trật tự chứ không chờ đợi.

"Cho nên, đơn vị mong muốn có quy định rõ ràng để quá trình xử lý sự việc, vi phạm trong các tuyến đường nội khu, đường khu dân cư chưa bàn giao được dễ dàng", Thượng tá Tiên nói.

Luật sư Trương Thị Hòa cũng đề nghị làm rõ nếu tai nạn xảy ra trong khu nội bộ chưa bàn giao thì có xem là tai nạn giao thông hay không, đơn vị nào chịu trách nhiệm.

Về vấn đề này, ông Hà Phước Thắng yêu cầu Sở Xây dựng TP.HCM nghiên cứu, làm rõ hơn. Đồng thời ông Thắng cho rằng chủ đầu tư chưa bàn giao phải chịu trách nhiệm chính, các đơn vị địa phương, công an... cùng phối hợp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Chi tiết các hạng bằng lái theo dự luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhấtChi tiết các hạng bằng lái theo dự luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhất

Dự luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ mới nhất đã bổ sung quy định chi tiết về phân hạng bằng lái xe. Trong đó, bỏ hạng A4, đưa B1, B2 về cùng hạng B.

Xem thêm: mth.68103209180404202-iout-nol-auq-iougn-ohc-ex-ial-pehp-yaig-pac-nen-oc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có nên cấp giấy phép lái xe cho người quá lớn tuổi?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools