vĐồng tin tức tài chính 365

Cần bao nhiêu tiền để sở hữu biểu tượng thành Rome - đấu trường La Mã?

2024-04-09 09:39
Theo Deloitte, đấu trường La Mã trị giá 83 tỉ USD - Ảnh: VECTEEZY

Theo Deloitte, đấu trường La Mã trị giá 83 tỉ USD - Ảnh: VECTEEZY

Là một trong bảy kỳ quan thế giới mới, đấu trường La Mã cũng là địa điểm nhất định phải đến khi ghé thăm thủ đô Rome (Ý).

Đấu trường La Mã được xây dựng từ năm 70 - 72 trước Công nguyên. Với sức chứa tối đa lên đến 80.000 chỗ ngồi, đây là đấu trường cổ lớn nhất thế giới từng được xây dựng.

Vào thời kỳ đỉnh cao, địa điểm này trở thành một trong những trung tâm giải trí chính, được người La Mã cổ đại vô cùng yêu thích.

Tuy nhiên, điều Deloitte muốn nhấn mạnh là mục đích công ty định giá không phải để hạ thấp kiệt tác nghệ thuật mang tính biểu tượng cho nền văn minh La Mã này.

Đồng thời khẳng định đấu trường La Mã không bao giờ bị hạ thấp dưới bất kỳ trường hợp nào.

Theo Deloitte, việc định giá đấu trường La Mã dựa trên 3 giá trị chính bao gồm giá trị kinh tế, giá trị văn hóa lịch sử và giá trị xã hội.

Khía cạnh đầu tiên, cũng là khía cạnh có thể tính toán và thống kê một cách rõ ràng nhất: giá trị kinh tế của đấu trường La Mã đối với nền kinh tế Ý hiện đại.

Theo số liệu phân tích thị trường, đấu trường La Mã đón khoảng 7 triệu lượt khách du lịch hằng năm, đóng góp hơn 1,5 tỉ USD/năm cho nền kinh tế Ý vào thời điểm trước đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, theo ông Marco Vulpiani - đối tác cấp cao của Deloitte, giá trị thực sự khiến đấu trường La Mã vượt xa những đóng góp cho nền kinh tế là giá trị văn hóa lịch sử và giá trị xã hội.

Đấu trường La Mã - điểm đến không thể bỏ qua với khách du lịch khắp thế giới khi đến Rome và Ý - Ảnh: H.TRANG

Đấu trường La Mã - điểm đến không thể bỏ qua với khách du lịch khắp thế giới khi đến Rome và Ý - Ảnh: H.TRANG

Để thực hiện điều này, Deloitte đã thực hiện một cuộc khảo sát để đánh giá quan điểm của người Ý về đấu trường La Mã. Hầu hết người tham gia khảo sát sẽ được hỏi sự tồn tại của đấu trường La Mã có giá trị như thế nào với họ.

Trung bình, người Ý sẵn sàng trả 61 USD/năm, trong khi người Rome sẵn sàng bỏ ra nhiều hơn khoảng 98 USD/năm để duy trì đấu trường La Mã.

Ở một khảo sát khác, 87% người tham gia xem đấu trường La Mã là kiến trúc quan trọng nhất ở Ý.

Khoảng 70% nói thêm rằng toàn bộ thế giới nên đóng góp tài chính cho việc bảo trì công trình này, với lần bảo trì gần đây nhất tiêu tốn gần 33 triệu USD của chính phủ.

Sự kết hợp từ những yếu tố trên đã giúp Deloitte định giá đấu trường La Mã với mức 83 tỉ USD. Điều bất ngờ là phần lớn giá trị của kiệt tác kiến trúc này đến từ giá trị xã hội của nó.

Tuy nhiên, Deloitte cho biết ngay cả khi ai đó sẵn sàng bỏ ra 83 tỉ USD để sở hữu đấu trường La Mã, công trình vẫn sẽ không bao giờ được bán.

Đấu trường La Mã thuộc về nước Ý, và là tài sản chung của nhân loại.

Phát hiện ngôi nhà La Mã cổ đại ở Ý với bức tranh khảm Phát hiện ngôi nhà La Mã cổ đại ở Ý với bức tranh khảm 'vô song'

Các nhà khảo cổ Ý phát hiện một bức tranh khảm "vô song" trong ngôi nhà La Mã cổ đại sang trọng gần đấu trường La Mã (Colosseum) với vỏ sò, đá cẩm thạch và thủy tinh quý.

Xem thêm: mth.80101815180404202-am-al-gnourt-uad-emor-hnaht-gnout-ueib-uuh-os-ed-neit-ueihn-oab-nac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần bao nhiêu tiền để sở hữu biểu tượng thành Rome - đấu trường La Mã?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools