Kế hoạch thực hiện PCTNTCTP ngành Ngân hàng năm 2024 (Kế hoạch) được ban hành nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực và tội phạm; loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực và tội phạm; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kỷ cương, liêm chính; góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu và yêu cầu của Kế hoạch này là nhằm triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác PCTNTCTP; phát huy những kết quả đã đạt được, những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn công tác PCTNTCTP trong thời gian qua để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTNTCTP trong thời gian tới; kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, tội phạm trong ngành Ngân hàng với quyết tâm cao hơn, hành động mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn.
Kịp thời khắc phục những sơ hở, bất cập trong chính sách, pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đặc biệt những hoạt động dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực.
Cùng với đó, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác PCTNTCTP theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của từng công chức, viên chức, người lao động trong công tác PCTNTCTP.
Hoàn thiện bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chuyên nghiệp, kỷ cương, liêm chính.
Đồng thời, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đẩy mạnh việc thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập; kịp thời phát hiện, xử lý kiến nghị xử lý nghiêm mình mọi hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định pháp luật.
Kế hoạch đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm và phân công cụ thể cho các đơn vị trong ngành Ngân hàng triển khai thực hiện về các nội dung sau:
Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về PCTNTCTP; công tác giáo dục PCTNTC trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; tăng cường việc thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về PCTNTCTP thành pháp luật của Nhà nước.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, tội phạm nhất là các quy định về công khai, minh bạch; định mức, tiêu chuẩn, chế độ; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ.
Đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong các tổ chức tín dụng ngoài khu vực Nhà nước.
Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả cơ chế phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác PCTNTCTP.
Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm.
Phối hợp với cơ quan chức năng tham gia hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm…
Thống đốc NHNN yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN quản lý căn cứ vào Kế hoạch này, chức năng, nhiệm vụ được giao, đặc điểm và tình hình hoạt động của đơn vị để chỉ đạo, lãnh đạo đơn vị: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hoặc triển khai thực hiện các nội dung liên quan được nêu tại Kế hoạch này; Báo cáo việc thực hiện lồng ghép vào báo cáo định kỳ về công tác phòng, chống tham những và công tác phòng, chống tội phạm (tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm 2024) hoặc khi có yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
CKH
Xem thêm: 854295VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www