Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 9/4 tăng 600.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 800.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 82,80 – 83,82 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 9 USD lên 2.339,2 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên 2.365 USD, trước khi lùi về dưới 2.360 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,05 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/4 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.037 đồng/USD, giảm nhẹ 1 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.790 – 25.130 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 71.900 USD thì sang phiên hôm nay đã hạ nhiệt và giảm về 70.500 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,23 USD (+0,27%), lên 86,66 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,27 USD (+0,31%), lên 90,66 USD/thùng.
VN-Index hồi phục lên trên 1.260 điểm
Thị trường có những tín hiệu tích cực hơn trong phiên chiều, khi bảng điện tử nghiêng hẳn về số mã tăng, trong đó, không ít các cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, công ty chứng khoán khởi sắc hơn và kéo VN-Index dần đi lên và vượt 1.260 điểm khi đóng cửa.
Tuy vậy, thanh khoản vẫn đang là điểm trừ lớn, khi tiếp tục sụt giảm mạnh, …mức thấp nhất trong khoảng gần 2 tháng qua.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 4,16 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng tương ứng 294,09 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 9/4: VN-Index tăng 12,47 điểm (+1,00%), lên 1.262,82 điểm; HNX-Index tăng 2,28 điểm (+0,96%), lên 240,36 điểm; UpCoM-Index tăng 0,04 điểm (+0,05%), lên 90,57 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ gần như ít thay đổi trong phiên thứ Hai (8/4), khi giới đầu tư giao dịch chậm lại trước khi có báo cáo dữ liệu CPI và những ông lớn ngân hàng cũng sắp công bố kết quả kinh doanh quý đầu tiên của năm 2024.
Trọng tâm thị trường hiện chuyển sang chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 của Mỹ, dự kiến sẽ tăng lên 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái, từ mức 3,2% trong tháng 2.
Trong khi đó, các nhà đầu tư cũng chờ đợi dữ liệu và bình luận từ các nhà hoạch định chính sách của Fed để đánh giá về triển vọng lãi suất.
Kết thúc phiên 8/4: Chỉ số Dow Jones giảm 11,24 điểm (-0,03%), xuống 38.892,80 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,95 điểm (-0,03%), xuống 5.202,39 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 5,43 điểm (+0,03%), lên 16.253,96 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng, khi các cổ phiếu liên quan đến chip khởi sắc và đồng yên yếu đã nâng đỡ tâm lý giới đầu tư.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,08% lên 39.773,13 điểm. Chỉ số Topix tăng 0,97% lên 2.754,69 điểm.
"Thị trường không tìm thấy chất xúc tác quá nổi bật nào trong ngày hôm nay, nhưng tâm lý đã được cải thiện nhờ đà hồi phục của phiên trước đó, cũng như sự suy yếu của đồng yên", Jun Morita, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Chibagin Asset Management cho biết.
Đồng yên Nhật JPY suy yếu 0,03% so với đồng bạc xanh ở mức 151,86 yên/USD, ở gần mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 yên.
Cổ phiếu liên quan đến chip tăng, với Tokyo Electron tăng 3,53% và Advantest tăng 1,06%. Lasertec tăng 3,43%.
Cổ phiếu Shin-Etsu Chemical tăng 4,44% sau khi truyền thông địa phương đưa tin nhà sản xuất tấm silicon có kế hoạch chi khoảng 83 tỷ yên (546 triệu USD) để xây dựng một nhà máy vật liệu vi mạch ở Nhật Bản vào năm 2026, cơ sở sản xuất nội địa đầu tiên sau 56 năm.
Chứng khoán Trung Quốc tăng nhẹ, trong thời điểm thị trường chuẩn bị đón nhận một loạt dữ liệu kinh tế vào cuối tuần này.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,05% lên 3.048,54 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,08% xuống 3.533,49 điểm.
Trọng tâm theo dõi trong tuần này là dữ liệu lạm phát của Mỹ sẽ được công bố Thứ tư. Trong khi Trung Quốc cũng dự kiến công bố chỉ số lạm phát, tín dụng và thương mại tháng 3 trong tuần này.
Đáng chú ý khác Trung Quốc cũng sẽ báo cáo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý đầu tiên và các chỉ số hoạt động vào tuần tới.
Chứng khoán Hồng Kông tăng, khi các nhà đầu tư sẵn sàng cho dữ liệu lạm phát quan trọng của Mỹ vào cuối tuần có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ra quyết định của Fed về lãi suất.
Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 0,57% lên 16.828,07 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,45% lên 5.895,32 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, một ngày trước khi người dân nước này đi bỏ phiếu bầu quốc hội cũng như tâm lý thận trọng chờ đợi dữ liệu CPI của MỸ.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 12,49 điểm, tương đương -0,46% xuống 2.705,16 điểm.
Người Hàn Quốc đi bỏ phiếu vào thứ Tư để bầu 300 thành viên Quốc hội 300. Thị trường sẽ đóng cửa cho bầu cử.
Kết thúc phiên 9/4: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 426,09 điểm (+1,08%), lên 39.773,13 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,48 điểm (+0,05%), lên 3.048,54 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 95,22 điểm (+0,57%), lên 16.828,07 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 12,49 điểm (-0,46%), xuống 2.705,16 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Biến động tỷ giá - nhịp đập thị trường và bàn tay hữu hình
“Tỷ giá tăng quá nhỉ?”, “Đô la Mỹ tăng mạnh ghê” (so với tiền Việt), bỗng nhiên trở thành chủ đề mà nhiều bạn làm truyền thông cho đến người ở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp đặt ra (ngoài chuyện giá vàng tăng) khi tôi có dịp về Việt Nam lần này..>> Chi tiết
- SGI Capital: Nhịp điều chỉnh và tích luỹ là cần thiết
Theo SGI, sau hơn 5 tháng tăng, một nhịp điều chỉnh và tích lũy là cần thiết để thị trường tìm lại điểm cân bằng và phân bổ lại dòng tiền hợp lý hơn cho xu hướng tích cực dài hạn cùng đà phục hồi chung của nền kinh tế..>> Chi tiết
- ABS: Xác suất cao thị trường chung đi vào vùng rủi ro điều chỉnh ngắn hạn trong tháng 4
Với kịch bản ưu tiên là thị trường tiềm ẩn rủi ro điều chỉnh ngắn hạn với biên độ rộng, Công ty Chứng khoán ABS nhấn mạnh việc quản trị danh mục và quản trị NAV nên được ưu tiên trong tháng 4..>> Chi tiết
- Kỳ vọng về việc Fed sẽ không cắt giảm lãi suất trong năm 2024 đang tăng
Kỳ vọng về mức độ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất dự kiến vào năm 2024 đang nhanh chóng sụt giảm ở Phố Wall..>> Chi tiết