vĐồng tin tức tài chính 365

Cảnh báo vi khuẩn kháng kháng sinh trong cộng đồng

2024-04-11 06:56

NHIỄM KHUẨN NẶNG, DIỄN BIẾN RẤT NHANH

Khoa Nhi, Bệnh viện (BV) Bệnh nhiệt đới T.Ư mới đây tiếp nhận điều trị bệnh nhân (BN) nam 15 tuổi ở Thanh Hóa được chẩn đoán viêm xương tủy do tụ cầu vàng. Đây là vi khuẩn tụ cầu vàng kháng methicillin (tụ cầu kháng thuốc). Theo thông tin từ bác sĩ điều trị, BN có tiền sử khỏe mạnh, chơi thể thao thường xuyên. Trước khi nhập viện, tại địa phương, BN có tham gia đá bóng và bị xây xước chân nhưng không để ý. Đây có thể là thời gian ủ bệnh tụ cầu vàng.

Y bác sĩ khoa ICU Bệnh viện Chợ Rẫy mang tạp dề khi chăm sóc, tiếp xúc bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo

Y bác sĩ khoa ICU Bệnh viện Chợ Rẫy mang tạp dề khi chăm sóc, tiếp xúc bệnh nhân để tránh lây nhiễm chéo

Ảnh: Duy Tính

Về diễn biến bệnh, gia đình BN cho hay: "Ban đầu vết xây xước không có biểu hiện gì nặng, chỉ hơi đau, khó chịu. Sau đó, BN đau hơn và không duỗi được chân ra. Lúc này gia đình chỉ nghĩ là giãn dây chằng nên cho cháu đi khám, được kê đơn thuốc về nhà điều trị. Tuy nhiên, bệnh tiến triển rất nhanh. Sau 2 ngày BN sưng đau nhiều hơn ở khớp gối trái, đau đến mức không chịu được, các khớp tay cũng sưng đỏ và được gia đình đưa vào nhập viện".

Th.S-BS Trần Văn Bắc, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, đánh giá đây là ca bệnh hiếm gặp vì BN còn trẻ, không có bệnh lý gì trước đây mà bị nhiễm trùng nặng, viêm xương tủy do tụ cầu kháng thuốc. "Qua BN này, chúng ta thấy mức độ phức tạp của nhiễm trùng. Thường tụ cầu kháng thuốc gặp nhiều ở trong môi trường BV, còn cháu học sinh này bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc ở ngoài cộng đồng. Vì vậy việc điều trị nhiễm trùng từ vi khuẩn lây nhiễm từ cộng đồng sau này có thể sẽ khó khăn hơn. Đây là ổ nhiễm trùng sâu, ở trong xương, nên cần nhiều thời gian điều trị", BS Bắc lo ngại.

"Rất may là đến nay cháu có tiến triển tốt. Tuy nhiên, vẫn cần quá trình điều trị và theo dõi lâu dài, đảm bảo phục hồi tốt nhất và tránh tái phát", BS Bắc đánh giá.

Để phòng tránh các loại nhiễm trùng da mô mềm, nhiễm trùng xương tủy do tụ cầu vàng và các vi khuẩn khác, TS-BS Đặng Thị Thúy, Trưởng khoa Nhi, BV Bệnh nhiệt đới T.Ư, lưu ý trường hợp khi có các vết thương xây xát, hay mụn mủ thì phải được xử lý đúng cách, tránh nguy cơ nhiễm trùng và hình thành ổ di bệnh sâu, nguy hiểm. Đặc biệt là các viêm nhiễm ổ sâu như viêm khớp, viêm xương tủy, viêm nội tâm mạc, áp xe các cơ quan. Những trường hợp có biểu hiện sưng khớp như BN ở Thanh Hóa nói trên phải đi tầm soát khám sớm, nếu để muộn có nguy cơ dẫn đến viêm mủ khớp, viêm xương tủy…

CA NÀO CHUYỂN ĐẾN CŨNG ĐÃ KHÁNG KHÁNG SINH

Tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM), các ca bệnh nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh (KKS) cũng không hiếm gặp. Như trường hợp mới đây của cụ ông 80 tuổi (ngụ TP.HCM) được BV Chợ Rẫy chuyển đến tiếp tục điều trị tại BV vệ tinh.

Theo bệnh sử, hơn 3 tháng trước cụ ông nhập Khoa Hồi sức cấp cứu (ICU) BV Chợ Rẫy trong tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi nặng và đề KKS. BN được cho sử dụng kháng sinh, tình hình có lúc tốt lên, nhưng do tình trạng suy thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên phải phụ thuộc thở máy, tiếp tục nằm ICU và tiếp tục bị KKS nên BV phải cho BN sử dụng kháng sinh khác. Tình trạng này lặp đi lặp lại khiến BN phải điều trị kéo dài 3 tháng.

"Với BN đa kháng thì mỗi ngày phải sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm hơn 20 triệu đồng. Cộng với các chi phí khác thì số tiền điều trị cho BN lên đến vài tỉ đồng", TS-BS Phạm Minh Huy, Phó khoa ICU BV Chợ Rẫy, thông tin.

Theo TS-BS Huy, hầu như BN nào chuyển viện đến ICU BV Chợ Rẫy (BN nặng, đã hồi sức, suy giảm miễn dịch, lớn tuổi, bệnh nền) thì tỷ lệ đa kháng cao, có trường hợp kháng 2 - 3 loại kháng sinh, có trường hợp toàn kháng. Với những trường hợp như vậy thì phải phối hợp nhiều loại kháng sinh nhưng tỷ lệ điều trị thành công cũng không cao.

"Vi khuẩn kháng thuốc mà BN mắc điều trị tại ICU đứng đầu là Klebsiella; tiếp theo là Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii. Có BN đồng nhiễm cả hai vi khuẩn kháng thuốc nên phải phối hợp cả hai loại kháng sinh. Thông thường, mỗi đợt sử dụng kháng sinh ít nhất là 14 ngày, nếu BN tiếp tục nhiễm khuẩn thì phải sử dụng kháng sinh tiếp", TS-BS Huy nói.

Bên cạnh điều trị bằng thuốc, ICU BV Chợ Rẫy còn áp dụng các gói đề KKS, như vệ sinh tay, nhân viên y tế mang tạp dề khi chăm sóc BN, làm sạch bề mặt, trong đó có cả làm sạch răng miệng và tăng cường dinh dưỡng cho BN.

70% CA NHIỄM VI KHUẨN KHÁNG THUỐC TỪ CỘNG ĐỒNG VÀ TUYẾN DƯỚI

TS-BS Phùng Mạnh Thắng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Chợ Rẫy, cho biết BV Chợ Rẫy là BV hạng đặc biệt của Bộ Y tế, là tuyến cuối phía nam nên BV thường xuyên tiếp nhận các ca bệnh nặng, đặc biệt là những ca bệnh kháng thuốc, đa kháng thuốc từ cộng đồng và tuyến dưới chuyển đến. Do đó, vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn đã được BV chú trọng từ nhiều năm qua.

BV Chợ Rẫy xác định BN nhiễm vi khuẩn kháng thuốc qua 3 nguồn: từ cộng đồng; từ BV tuyến dưới và tại BV Chợ Rẫy. Trong đó, BN có nhiễm khuẩn (đã có vi khuẩn kháng thuốc) từ cộng đồng và tuyến dưới chiếm đến 70%, nhiễm khuẩn tại BV chiếm 30%.

TS-BS Phùng Mạnh Thắng phân tích tỷ lệ nhiễm khuẩn đa kháng thuốc qua giám sát của BV Chợ Rẫy là khá cao. Cụ thể, tỷ lệ nhiễm đa kháng thuốc trên BN nhập viện từ 2 - 3%; tỷ lệ nhiễm khuẩn đa kháng thuốc do nhiễm khuẩn BV (tức là BN nhập viện sau 48 giờ và trước khi nhập viện thì chưa bị nhiễm khuẩn) từ 70 - 75%. Như vậy, cứ 100 ca xác định do nhiễm khuẩn BV thì có 70 - 75 ca nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc. Những BN mắc đa kháng thuốc thường là trường hợp có bệnh lý nền, điều trị lâu ngày ở các khoa hồi sức, thậm chí nhiều BN nhiễm vi nấm cũng gây kháng thuốc.

"Thống kê liên quan đến vi khuẩn đa kháng thuốc trên BN viêm phổi, thở máy nằm hồi sức ngoại thần kinh cho thấy chi phí trung bình 280 triệu đồng/BN. Thời gian nằm điều trị trung bình là 26 ngày. Đây là những BN ít bệnh nền. Còn những BN nằm hồi sức nội thì chi phí có thể cao hơn", TS-BS Thắng nói và thông tin thêm vẫn có trường hợp BN toàn kháng, có ca thì cứu được, có ca thì tình hình quá nặng nên gia đình xin cho về.

Mới sinh ra đã kháng kháng sinh

Tháng 8.2023, Tạp chí Y học dự phòng đăng tải đề tài nghiên cứu: Tỷ lệ KKS cao của vi sinh đường ruột gram âm ở một nhóm trẻ nhỏ đến 24 tháng tuổi khỏe mạnh tại TP.HCM (105 em chia làm 3 nhóm: 0 - 3 ngày tuổi, 6 - 12 tháng tuổi và 18 - 24 tháng tuổi). Nghiên cứu do các chuyên gia của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford, BV đa khoa Mỹ Đức thực hiện.

Theo nhóm nghiên cứu, KKS là một trong những mối quan tâm sức khỏe cộng đồng hàng đầu hiện nay. Trong đó, hệ vi sinh gram âm đường ruột (coliforms) đóng vai trò quan trọng trong sự lan truyền các vi khuẩn và gien KKS. Kết quả nghiên cứu xác định tỷ lệ 98,8% trẻ tham gia mang vi sinh gram âm đường ruột kháng với ít nhất một kháng sinh, bao gồm colistin, với mật độ kháng dao động từ 1,4 - 100%. Trẻ sơ sinh trong nghiên cứu này có tỷ lệ và mật độ kháng cao với tetracycline và amoxicillin/clavulanate dù không sử dụng các kháng sinh này.

Duy Tính

Xem thêm: mth.758324222014042581-gnod-gnoc-gnort-hnis-gnahk-gnahk-nauhk-iv-oab-hnac/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cảnh báo vi khuẩn kháng kháng sinh trong cộng đồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools