vĐồng tin tức tài chính 365

Cơ chế lắp điện mặt trời, doanh nghiệp muốn cũng không được!

2024-04-12 09:12

Các chuyên gia chia sẻ nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơ chế lắp đặt điện mặt trời áp mái tại KCN hiện nay
Các chuyên gia chia sẻ nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơ chế lắp đặt điện mặt trời áp mái tại khu công nghiệp hiện nay

Tại diễn đàn "Điện mặt trời mái nhà trong khu công nghiệp: Nhu cầu và giải pháp cho doanh nghiệp", chiều 11/4, ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - cho biết, ngành dệt may có khoảng trên 1.200 doanh nghiệp với 610.000 lao động ở trong khu công nghiệp (KCN).

Hiện tại khoảng 30-50% doanh nghiệp tùy theo vùng, miền đã lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Tuy nhiên, vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn như: điều kiện thời tiết, cơ chế về điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp, KCN chưa rõ ràng.

“Với cơ chế hiện nay doanh nghiệp muốn cũng không làm được. Khoảng trống pháp lý sau Quyết định 13/QĐ-TTg về giá điện cũng gây khó cho doanh nghiệp” - ông Cẩm chia sẻ.

Bên cạnh đó, hiện chưa có khung pháp lý cho phát triển và điều tiết điện mặt trời mái nhà. Quyết định 262/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII mới chỉ tập trung phát triển nguồn điện gió, năng lượng mới. Điện mặt trời mái nhà đến năm 2030 chỉ theo hình thức tự sản tự tiêu.

Còn theo ông Nguyễn Vũ Chiên - Phó trưởng Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Nam Định, hiện nay, ở Nam Định đã có tổng cộng 6 KCN, trong đó một số nhà máy nhỏ đã đáp ứng được các yêu cầu về xuất khẩu xanh và sử dụng điện mặt trời trên mái nhà. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nhà máy khác có nhu cầu kết nối và ký hợp đồng sử dụng điện mặt trời trên mái nhà nhưng gặp phải nhiều khó khăn.

Vấn đề đầu tiên mà các doanh nghiệp gặp phải là văn bản từ Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, thông báo các công ty điện lực trong khu vực đã tạm dừng việc thỏa thuận kết nối điện mặt trời vào mạng lưới điện quốc gia. Điều này làm cho các doanh nghiệp mất phương hướng và chưa thể đưa ra các giải pháp phù hợp.Vấn đề thứ hai các doanh nghiệp phải đối mặt là về chi phí đầu tư.

Ông Chiên chia sẻ, để đầu tư sản xuất 1 MW điện cần khoảng 13 tỉ đồng, điều này khiến cho các doanh nghiệp lo ngại về việc thu hồi vốn. Ngoài ra, một nhược điểm khác là mùa nóng ở Nam Định nói riêng và miền Bắc nói chung chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, với ánh sáng mặt trời không đủ mạnh như ở hai miền Trung và Nam, dẫn đến lượng năng lượng tiêu thụ không đáng kể, làm giảm lợi nhuận so với chi phí đầu tư ban đầu.

Trước tình trạng này, ông Trương Văn Cẩm cho rằng, rất cần các cơ quan đưa ra những quy định dưới Luật để giải thích rất rõ doanh nghiệp mới triển khai được. Ví dụ như định nghĩa xác định về “tự sản tự tiêu” trong KCN, chủ thể trong các KCN để sử dụng điện mặt trời áp mái đó… Cùng với đó, hiện khi điều kiện thời tiết thuận lợi sẽ dư thừa điện tại các dự án điện mặt trời mái nhà cũng gây khó cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó là vấn đề xử lý các tấm pin, đây là cũng vấn đề xử lý rác thải, làm sao tái chế được để tránh là gánh nặng cho môi trường. Đồng thời, cơ quan quản lý cần sớm ban hành chính sách thay thế cho cơ chế ưu đãi (giá FIT) đã hết hạn. Ví dụ trong KCN có cơ chế cho doanh nghiệp trong cùng KCN mua bán điện…

Ông Nguyễn Vũ Chiên cũng nêu thực tế, dù tỉnh Nam Định đã gửi văn bản yêu cầu Bộ Công Thương hỗ trợ việc sử dụng điện mặt trời trên mái nhà cho khu công nghiệp, nhưng vẫn chưa có cơ chế hoặc quy định cụ thể từ phía chính phủ để giải quyết triệt để vấn đề trên.Trong thời gian tới, tỉnh Nam Định mong muốn các cơ quan chức năng, đặc biệt là Bộ Công Thương có các hướng dẫn cụ thể hơn về các tiêu chuẩn và phương pháp thực hiện việc xây dựng và lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà.

Trung Hiếu

Xem thêm: lmth.5406151a-coud-gnohk-gnuc-noum-peihgn-hnaod-iort-tam-neid-pal-ehc-oc/nv.moc.enilnounuhp.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“ Cơ chế lắp điện mặt trời, doanh nghiệp muốn cũng không được! ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools