vĐồng tin tức tài chính 365

“Vành đai rỉ sét” là gì và tại sao vùng công nghiệp "hết thời" này lại có thể quyết định chiến thắng cho cuộc đua quyền

2024-04-12 11:29
“Vành đai rỉ sét” là gì và tại sao vùng công nghiệp

Những thăng – trầm đằng sau cái tên "lạ tai"

Vành đai rỉ sét (Rust Belt) trước đây từng mang một cái tên khác: Vành đai sắt (Steel Belt). Đây là khu vực thuộc Đông Bắc và Trung Tây cùng một phần nhỏ của miền nam nước Mỹ. Nơi này bao gồm khu vực Tây New York, Pennsylvania, Ohio, Tây Virginia, Indiana, Illinois, Bán đảo Hạ Michigan, đông nam Wisconsin, một phần nhỏ của Kentucky, Baltimore và khu vực đô thị St. Louis ở Missouri.

Thực tế, cái tên của khu vực này hoàn toàn không phải tình cờ. Vành đai sắt là cách người Mỹ gọi nơi đây khi nó còn là vùng công nghiệp chủ lực của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các mặt hàng được sản xuất nhiều nhất ở đây chính là thép, sản xuất ô tô và khai thác than. Đó là vào những thập niên đầu của thế kỷ trước.

Thế nhưng, Vành đai sắt bị đổi tên thành Vành đai rỉ sét vào những năm 1980, khi quá trình phi công nghiệp hóa, suy giảm kinh tế, giảm sút dân số và suy thoái xảy ra ở nơi đây do các ngành công nghiệp gặp khó. Trái ngược với đỉnh cao trong những năm 1950, vành đai rỉ sét hiện đã loại bỏ hoặc thuê ngoài hoạt động sản xuất cho các ngành công nghiệp chủ chốt của mình. Từ một vùng trung tâm của nước Mỹ, vành đai rỉ sét đã trở thành một vùng công nghiệp “hết thời” giống như tên gọi của nó.

“Vành đai rỉ sét” là gì và tại sao vùng công nghiệp

Nhắc tới Vành đai rỉ sét, người ta cũng không quên nhắc tới một cú sốc có tên Volcker, diễn ra cuối thập niên 1970, đầu những năm 1980. Thời điểm đó, Cục Dự trữ Liên bang (FED) do ông Paul A. Volcker là Chủ tịch đã quyết định tăng lãi suất cơ bản lên 19%. Lãi suất cao thu hút “tiền nóng” từ nước ngoài đầu tư vào các ngân hàng Mỹ và khiến đồng USD tăng giá. Điều này làm cho các sản phẩm của Mỹ trở nên đắt đỏ hơn so tại các thị trường xuất khẩu trong khi hàng nhập khẩu từ nước ngoại lại rất rẻ với người dân Mỹ.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái không được điều chỉnh cho tới tận năm 1986, tạo điều kiện cho hàng giá rẻ nước ngoài, đặc biệt là ở Nhật Bản, nhanh chóng thống trị thị trường Mỹ. Và đó chính là cú sốc không thể đảo ngược cho số phận Vành đai rỉ sét.

Điều tồi tệ vẫn chưa kết thúc. Từ năm 1987 đến năm 1999, thị trường chứng khoán Mỹ bước vào giai đoạn “tăng trưởng thần tốc” và điều này khiến vốn ngoại tiếp tục đổ vào các ngân hàng của Mỹ. Nó làm trầm trọng thêm tình trạng tỷ giá hối đoái chênh lệch so với hàng hóa sản xuất.

Các vấn đề liên quan bao gồm sự suy thoái của ngành công nghiệp sắt thép, sự dịch chuyển sản xuất sang các bang phía đông nam với chi phí lao động thấp hơn, sự sa thải hàng loạt do áp dụng tự động hóa trong công nghiệp hay quốc tế hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh của người Mỹ cùng các chính sách thúc đẩy thương mại toàn cầu đã giáng đòn quyết định, hạ gục trung tâm công nghiệp của nước Mỹ.

Khi Vành đai rỉ sét lâm vào tình cảnh khó khăn, người dân ồ ạt di cư, tiền cho phúc lợi xã hội giảm, tỷ lệ thất nghiệp, tội phạm và ma túy tăng vọt…. Những thành phố lớn nhất nước Mỹ trươc thế chiến II rơi vào tình trạng suy giảm dân số mạnh nhất vào cuối thế kỷ 20 – chỉ nửa thế kỷ sau.

Tại sao vùng công nghiệp cũ lại có thể tác động tới bầu cử tổng thống Mỹ?

Trong 2 lần bầu cử trước, Vành đai rỉ sét đều đóng vai trò quyết định cho cuộc đua vào Nhà Trắng. Thực tế, đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, 2 đảng chính cạnh tranh chiếc ghế quyền lực trên chính trường Mỹ, đều có những bang trung thành. Điều đó có nghĩa dù bất cứ ai là ứng viên tổng thống, các bang này cũng chỉ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ hoặc Cộng hòa.

“Vành đai rỉ sét” là gì và tại sao vùng công nghiệp

Chính bởi điều đó, chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng thường phụ thuộc vào các bang tranh chấp, nơi các cử tri có thể lựa chọn ứng viên tổng thống đảng Dân chủ hay Cộng hòa tùy thuộc vào sự thể hiện của họ.

Để trở thành tổng thống Mỹ, một ứng viên cần có ít nhất 270 phiếu đại cử tri. Riêng Vành đai rỉ sét, bao gồm 8 bang, đã có tới 120 phiếu đại cử tri. Chính vì thế, việc các ứng viên tổng thống cần sự ủng hộ của vùng này là điều tất yếu.

Trong 2 cuộc bầu cử gần nhất vào năm 2016 và 2020, các bang chiến địa này đều đóng vai trò quyết định cho cuộc đua vào Nhà Trắng. Năm 2016, các bang chiến địa Wisconsin, Pennsylvania và Michigan thuộc về ông Trump đã đưa ông lên làm Tổng thống Mỹ. 4 năm sau, thất bại ở 3 bang này đã khiến vị tỷ phú gục ngã trước đối thủ Joe Biden. Theo dự báo, ông Biden vẫn cần phiếu ở các bang này nếu muốn tiếp tục nhiệm kỳ thứ 2.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm: nhc.266051501214042881-ym-coun-tahn-cul-neyuq-aud-couc-ohc-gnaht-neihc-hnid-teyuq-eht-oc-ial-yan-ioht-teh-peihgn-gnoc-gnuv-oas-iat-av-ig-al-tes-ir-iad-hnav/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

““Vành đai rỉ sét” là gì và tại sao vùng công nghiệp "hết thời" này lại có thể quyết định chiến thắng cho cuộc đua quyền ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools