vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ học sinh lớp 6 gần như không biết đọc: Hệ quả từ 'căn bệnh thành tích' trong giáo dục

2024-04-12 14:31
Ảnh minh họa - Nguồn: AI thực hiện theo nội dung bài viết

Ảnh minh họa - Nguồn: AI thực hiện theo nội dung bài viết

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin: Ngày 11-4, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Minh Hóa (Quảng Bình) xác nhận đơn vị này vừa nhận được báo cáo của ban giám hiệu Trường THCS Hồng Hóa về trường hợp một học sinh lớp 6 của trường không biết đọc thông viết thạo, chỉ có thể viết được họ tên mình.

Và đây không phải là lần đầu tiên xảy ra trường hợp này.

Không học được ở lớp dưới thì "lùa" lên lớp trên?

Trước đó, Tuổi Trẻ Online từng có bài viết, chỉ riêng Trường THCS-THPT Tân Mỹ (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) đã có 6 học sinh lớp 6 đọc viết khó khăn, có chữ đọc được, chữ không.

"Ngồi nhầm lớp nhiều lắm. Học sinh không nắm cơ bản hoặc không tiếp thu được gì ở lớp dưới đều đưa lên lớp trên hết. Bệnh thành tích chớ gì nữa", bạn đọc Lê Xuân Hòa viết.

Cùng quan điểm, bạn đọc Aq cũng cho biết: "Đây không phải là trường hợp cá biệt đâu. Ở vùng sâu vùng xa còn rất nhiều em như vậy".

Trong khi đó, bạn đọc Chiến chia sẻ: "Tôi nói thật, chính tôi luôn nè. Tôi chán học, không chịu học bài làm bài, toàn 2đ, 4đ, vậy mà mò lên tới lớp 9, không ở lại lớp năm nào hết".

Bạn đọc Nguyễn Văn Hương phân tích: "Học xong lớp 1 học sinh đọc không được, giáo viên lùa lên lớp 2. Học hết lớp 2 vẫn không đọc được, lùa tiếp lên lớp 3... Cứ thế lùa lên lớp 4, 5, 6 vì giáo viên cho ở lại lớp thì cuối năm bị cắt lao động tiên tiến".

Nên mở rộng kiểm tra những trường hợp tương tự

Nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh khác, bạn đọc tên Anh chia sẻ: "Cũng có thể là do bé này bị bố mẹ và thầy cô lơ là trong việc dạy học. Nhà mình cũng có đứa cháu con chị họ cũng bị như vậy nhưng may mà mình phát hiện sớm nên kịp thời khắc phục".

Bạn đọc Anh dẫn chứng câu chuyện của gia đình mình: "Hồi bé vào lớp 1, mình học đại học thỉnh thoảng mới về nhà. Ông bà đã già nên cũng không thể biết được cháu tôi học như thế nào, đành phó mặc cho thầy cô. Thầy cô thì nhiều học sinh, không quản lý được, thấy học sinh vẫn viết được, học và tiếp thu tốt nên cũng không quan tâm lắm".

Cũng theo bạn đọc Anh, chuyện vỡ ra khi: "Đến một ngày tôi về quê chơi, thấy nó đang ngồi chép bài trong sách giáo khoa, tôi liền nổi hứng muốn kiểm tra một chút xem cháu học đến đâu. Vì vậy, tôi đã cầm sách lên bảo để dì đọc cho mà chép. Đọc được một câu mà cháu ngồi mãi mấy phút chưa viết được từ nào.

Tôi nghĩ chắc do đọc nhanh, đọc từng từ một cũng không thấy bé viết được chữ nào, chuyển sang đánh vần từng từ một thì viết được một vài từ, còn nhiều từ không biết viết thế nào. Lúc đấy mới tá hỏa phát hiện ra cháu - 1 học sinh thuộc hàng top của lớp biết đọc nhưng không biết viết.

Thế là cả tuần sau đó tôi chấp nhận cho bé không cần làm bài tập các môn khác nữa, chấp nhận bị thầy cô ở trường phạt, chỉ để phụ đạo, học lại tiếng Việt".

Về giải pháp, bạn đọc Phan Tuấn có ý kiến: "Nên xem lại thi trắc nghiệm! Những năm 80, học sinh học đâu bị nhồi nhét như bây giờ mà lại hiệu quả".

Quyết liệt hơn, bạn đọc Khanhsunrise đề nghị: "Chỉ có cách là kỷ luật (đúng nghĩa) tất cả những ai trong ngành liên quan đến việc học của em này từ lớp 1 đến bây giờ thì may ra tình trạng này mới chấm dứt. Rất cần một giải pháp căn cơ".

Bạn đọc Nguyễn Thị Khanh đề nghị giải pháp căn cơ hơn: "Bộ Giáo dục và Đào tạo nên kiểm tra toàn quốc xem có bao nhiêu em như vậy. Lại là căn bệnh thành tích mà ra".

Quảng Ngãi: Học sinh THCS không biết đọc, biết viết!Quảng Ngãi: Học sinh THCS không biết đọc, biết viết!

TTO - “Lớp này, em nào chưa biết đọc, biết viết?”, lời cô giáo vừa ngừng, lập tức có 4 học sinh lớp 6A trường THCS Đức Phong (xã Đức Phong, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi) đứng lên.

Xem thêm: mth.32055249021404202-cud-oaig-gnort-hcit-hnaht-hneb-nac-ut-auq-eh-cod-teib-gnohk-uhn-nag-6-pol-hnis-coh-uv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ học sinh lớp 6 gần như không biết đọc: Hệ quả từ 'căn bệnh thành tích' trong giáo dục”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools