Giảm phát thải carbon trong sản xuất là mục tiêu của nước ta để hướng tới cột mốc là giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đôi khi không cần những hành động quá lớn, chỉ cần làm đúng cũng đã góp phần giảm phát thải. Hiện tại phát thải carbon từ sản xuất lúa ở Việt Nam ở mức cao, trong đó ảnh hưởng từ sử dụng phân bón và phụ phẩm chiếm khoảng 30%. Tới đây, một dự án sử dụng phân bón đúng cách do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phối hợp với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cùng Viện nghiên cứu lúa gạo I Ri sẽ được thực hiện với số tiền tài trợ khoảng 4,4 triệu USD trong 4 năm tới.
Các hoạt động của dự án được xây dựng và thực hiện dựa trên nguyên tắc "4 đúng" trong quản lý dinh dưỡng, bao gồm yêu cầu sử dụng đúng loại, đúng tỷ lệ, đúng thời điểm và đúng địa điểm. Các chuyên gia của dự án sẽ giúp bà con ứng dụng công nghệ tiên tiến và thực hành nông nghiệp chính xác nhằm sử dụng tối ưu đầu vào bao gồm phân bón trong trồng lúa, để từ đó có thể nhân rộng các kinh nghiệm tốt trong cả nước.
Ông Ralph Bean - Tham tán Nông nghiệp Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết: "Bản đồ dinh dưỡng đất là 1 trong những công nghệ chính của dự án này, giúp nông dân hiểu được chất lượng đất, vì dinh dưỡng trong đất sẽ quyết định nên trồng loại cây trồng gì, phù hợp phân bón nào để thúc đẩy tăng trưởng phát triển. Từ đó tiết giảm được những hao phí trong quá trình sản xuất. Chúng tôi sẽ xây dựng cho từng vùng cụ thể".
Hoa Kỳ là nhà nhập khẩu nông sản lớn thứ 2 của Việt Nam, nên thông qua dự án này sẽ hỗ trợ về kỹ thuật, đào tạo cho nông dân trồng lúa ở Việt Nam nâng cao sinh kế. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng định hướng xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo hướng tới giảm phát thải, chất lượng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ đó, góp phần cải thiện thu nhập của bà con nông dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thong tin: "Trên cơ sở từ kinh nghiệm truyền thống, từ giải pháp kỹ thuật của Việt Nam, chúng ta sẽ kết hợp với công nghệ mới, giải pháp kỹ thuật mới bằng cách chúng ta sẽ giảm thiểu được nhân tố lao động, giảm thiểu vật tư đầu vào, nâng cao giá trị, chất lượng của sản phẩm lúa gạo".
Dự án được triển khai tại 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng song Cửu Long gồm Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Cần Thơ, Đồng Tháp và Sóc Trăng. Ước tính khi dự án triển khai sẽ tiết giảm khoảng 56.000 tấn CO2/năm phát thải ra môi trường so với thời điểm trước đó. Đồng thời độ phì nhiêu của đất trồng lúa sẽ được phát triển nhờ các giải pháp thay thế cho phân bón hóa học.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.95263649021404202-gnud-nob-nahp-gnud-us-ut-iaht-tahp-maig/et-hnik/nv.vtv