Tăng trưởng kinh tế quý I đã đạt mức 4,48%, cao hơn cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong những quý tiếp theo, nhất là trong bối cảnh dư địa của nhiều chính sách hỗ trợ cũng không còn nhiều.
Hiện nay, sức mua, sức cầu, sức tiêu dùng của cả nền kinh tế vẫn đang rất ì ạch. Hàng hóa, dịch vụ ế ẩm, khó tiêu thụ, nếu còn kéo dài sẽ tác động nhiều mặt đến cả doanh nghiệp và người dân.
Hiện nay, sức mua, sức cầu, sức tiêu dùng của cả nền kinh tế vẫn đang rất ì ạch. (Ảnh minh họa: NLĐ)
"Sức cầu tiêu dùng vẫn rất thấp, thấp hơn so với mức trung bình. Sức cầu tiêu dùng giảm sút có nghĩa là lao động và thu nhập sẽ giảm sút và xu hướng này còn có thể còn kéo dài trong khi cầu tiêu dùng là một động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng", ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc cấp cao Tập đoàn SK Việt Nam, cho hay.
Những động lực tạo nên tăng trưởng thời gian qua chủ yếu đến từ khu vực FDI và đầu tư công. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp trên quy mô toàn cầu, những cực tăng trưởng này cũng khó đoán định và khó duy trì được nhịp tăng trưởng.
"Đại dịch COVID-19 có thể rất bất định, điều này ràng buộc sự tăng trưởng của khu vực FDI. Thứ hai là đầu tư, đầu tư công đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khối lượng đầu tư chung của nền kinh tế, tuy nhiên dư địa về tài khóa lại đang dần hạn hẹp", TS. Tô Trung Thành, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nhận định.
Những động lực tạo nên tăng trưởng thời gian qua chủ yếu đến từ khu vực FDI và đầu tư công. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Trong khi đó, những chính sách hỗ trợ đã được dùng để hỗ trợ trong suốt cả năm 2020, dù đã tạo và giữ được nhịp tăng trưởng trong bối cảnh cả nền kinh tế suy thoái vì dịch bệnh. Tuy nhiên, dư địa để tiếp tục duy trì những chính sách này cũng không còn dư dả.
"Các chính sách tài khóa và tiền tệ đã được tung ra tương đối nhiều, lãi suất cũng đã giảm rất mạnh. Năm nay, dư địa cho các chính sách này đã giảm đi rất nhiều so với giai đoạn trước", TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, chia sẻ..
Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia, những thách thức tuy hiện hữu nhưng không mới và Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách để khơi thông những thách thức này. Vấn đề còn lại là mức độ quyết liệt để những thách thức đó không còn là điểm nghẽn đối với nền kinh tế.
VTV.vn - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cập nhật kịch bản tăng trưởng GDP cả năm 2021, đồng thời cảnh báo tình trạng giá bất động sản nhiều khu vực tăng mạnh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.32805200213301202-nol-cuht-hcaht-al-56-gnourt-gnat-ueit-cum-tad/et-hnik/nv.vtv