vĐồng tin tức tài chính 365

Chàng trai 28 tuổi bất ngờ bị nhồi máu cơ tim suýt chết

2021-04-01 04:01

Tối 31-3, Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD) cho biết vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân Phạm Văn T. (28 tuổi, ngụ tại TP.HCM) nhập viện với tình trạng đau ngực dữ dội.

Anh T. được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, bị tắc một nhánh lớn của động mạch vành. Người bệnh được cho nong, đặt stent động mạch vành nên thoát chết kịp thời.

Anh T. cho biết có thói quen hút thuốc lá từ năm 18 tuổi, mỗi ngày hút từ 2 đến 3 gói, liên tục hơn 10 năm nay. Các bác sĩ nhận định đây là trường hợp xảy ra bệnh động mạch vành sớm do hút thuốc lá quá nhiều.

Chàng trai 28 tuổi bất ngờ bị nhồi máu cơ tim suýt chết  - ảnh 1
GS-TS-BS Trương Quang Bình đang thăm khám cho người bệnh tim. Ảnh: BVCC

Theo GS-TS-BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc BV, Giám đốc Trung tâm Tim mạch BV ĐHYD, nhóm đối tượng tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, thói quen hút thuốc lá, ít vận động thể lực, béo phì, hoặc gia đình có người mắc bệnh động vành sớm có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn. Nếu có nhiều yếu tố nguy cơ trong cùng một thời điểm, nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao gấp nhiều lần.

BS Trương Quang Bình cho biết, nguyên nhân gây bệnh động mạch vành chủ yếu là do các mảng xơ vữa động mạch gây tắc hoặc hẹp động mạch vành. Bệnh thường có 2 biểu hiện cấp tính và mãn tính.

Đối với chứng mạch vành mạn tính, tình trạng thiếu máu cục bộ thường xảy ra khi người bệnh gắng sức. Nếu mạch vành bị xơ vữa, hẹp nhiều, gắng sức sẽ gây đau thắt vùng ngực trái, sau đó lan lên hàm, vai trái và cánh tay trái, cơn đau kéo dài vài chục giây đến vài phút. Người bệnh còn có thể bị nặng ngực, khó thở…

Đối với chứng mạch vành cấp tính, mạch vành sẽ bị hẹp một cách đột ngột gây nhồi máu cơ tim, đau ngực dữ dội ngay cả khi nghỉ. Cơn đau kéo dài từ 20-30 phút, người bệnh vã mồ hôi, ngất xỉu.

Chàng trai 28 tuổi bất ngờ bị nhồi máu cơ tim suýt chết  - ảnh 2
Mảng xơ vữa ở thành động mạch gây hẹp lòng động mạch.

Người bệnh thường được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp như nội khoa, can thiệp hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Khi điều trị nội khoa, người bệnh sẽ được chỉ định các loại thuốc nhằm giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa các biến cố tim mạch, nâng cao chất lượng cuộc sống. Dù với phương pháp nào, người bệnh đều phải điều trị nội khoa lâu dài và chuẩn mực để phòng ngừa bệnh tái phát.

BS Trương Quang Bình khuyến cáo người dân khi có các yếu tố nguy cơ nên chủ động đến khám chuyên khoa tim mạch để được tầm soát bệnh sớm. Người mắc động mạch vành nên tuân thủ điều trị, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, nên tầm soát tim mạch 6 tháng/một lần để kiểm soát bệnh tốt, phòng ngừa các biến cố có thể xảy ra.

Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về bệnh động mạch vành, BV ĐHYD thực hiện chương trình tư vấn “Hỏi để khoẻ hơn” với chủ đề “Những điều cần biết về bệnh động mạch vành”, theo dõi tại kênh Youtube BV: http://bit.ly/benhdongmachvanh

Xem thêm: lmth.899579-tehc-tyus-mit-oc-uam-iohn-ib-ogn-tab-iout-82-iart-gnahc/eohk-cus/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chàng trai 28 tuổi bất ngờ bị nhồi máu cơ tim suýt chết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools