vĐồng tin tức tài chính 365

Dòng tiền khối ngoại chịu áp lực kép trong quý II

2021-04-04 16:29

Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ cùng với đồng USD đang phục hồi trở lại là áp lực kép lên dòng tiền khối ngoại ở các thị trường chứng khoán (TTCK) mới nổi, bao gồm Việt Nam.

Tại báo cáo chiến lược thị trường quý II, Chứng khoán KB Việt Nam nhận định áp lực bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) vẫn lớn.

Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ, USD và dòng tiền khối ngoại

Lợi suất trái phiếu 10 năm của Mỹ đang trong xu hướng hồi phục trở lại, phản ánh kì vọng kinh tế hồi phục mạnh mẽ nhưng cũng thể hiện lo ngại của nhà đầu tư về rủi ro lạm phát và khả năng FED sẽ nâng lãi suất trong tương lai.

Theo KB Việt Nam, đà tăng của lợi suất trái phiếu là điều không tránh khỏi nhưng tốc độ tăng nhanh trong thời gian ngắn là điều lo lắng bởi có thể gây xáo trộn tiêu cực tới thị trường chứng khoán.

“Lợi suất breakeven 10 năm lên mức cao nhất kể từ sự kiện “Taper Tantrum” năm 2013. Đi cùng với đó, đồng USD cũng đã dần phục hồi từ đáy tháng 1/2021 tạo ra sức ép “kép” lên dòng tiền của khối ngoại. Áp lực bán ròng của NĐTNN vẫn lớn. Các TTCK mới nổi, bao gồm Việt Nam, thường đặc biệt nhạy cảm với những biến động tiêu cực của lợi suất trái phiếu Mỹ cũng như đồng USD, phản ánh qua mối quan hệ ngược chiều với dòng tiền khối ngoại, diễn biến giá”, KIS Việt Nam nhận định.

Tuy nhiên, KB Việt Nam cho rằng áp lực rút ròng khối ngoại ở TTCK Việt Nam không quá tiêu cực khi so với các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, kênh ETF, đặc biệt là ETF nội địa, vẫn được xem là điểm sáng thu hút dòng tiền khối ngoại.

Xuất hiện áp lực lạm phát nhưng chưa lớn

Thị trường đã xuất hiện những lo lắng về những tín hiệu cảnh báo lạm phát của Mỹ gia tăng trong thời gian tới, thể hiện qua mức độ tăng cao của giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển hàng hóa và qua mức tăng trưởng cung tiền đột biến của FED.

KB Việt Nam kì vọng áp lực lạm phát của Mỹ chỉ mang tính thời điểm trong ngắn hạn.

Cơ sở cho nhận định trên bao gồm: Đột biến giá do lệch pha bất thường về cung – cầu sẽ quay lại mức ổn định khi các hoạt động kinh tế dần được bình thường hóa; nguồn cung tiền M2 của Mỹ dù lớn nhưng được “trung hòa” bởi mức giảm của vận tốc tiền tệ.

KB Việt Nam dự báo chính sách tiền tệ nới lỏng của FED có thể vẫn được giữ nguyên, thể hiện qua: Chính sách điều hành tiền tệ cho phép lạm phát duy trì trên 2% “trong một khoảng thời gian nhất định”; và các phát biểu và tín hiệu nhất quán về việc giữ nguyên chính sách tiền tệ cho đến khi kinh tế Mỹ hồi phục. Dù vậy, các tín hiệu lạm phát và những thay đổi trong ngôn ngữ của FED vẫn cần được theo dõi kĩ trong thời gian tới.

Mặc dù xuất hiện một số yếu tố rủi ro tới lạm phát, KB Việt Nam kì vọng lạm phát của Việt Nam vẫn được kiểm soát tốt nhờ: Giá thực phẩm, bao gồm giá lợn hạ nhiệt, “bù đắp” cho giá vận chuyển tăng trở lại; giá dịch vụ y tế có thể sẽ giữ nguyên để giảm áp lực lạm phát; và chính sách tiền tệ nới lỏng ở mức vừa phải nên không gây áp lực lên lạm phát lõi.

KB nhận định Ngân hàng Nhà nước sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ như hiện tại. Mức lãi suất điều hành hiện tại được xem là phù hợp để tạo môi trường nới lỏng cần thiết giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà vẫn tránh tạo áp lực lạm phát lớn.

Xem thêm: odl.746598-ii-yuq-gnort-pek-cul-pa-uihc-iaogn-iohk-neit-gnod/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Dòng tiền khối ngoại chịu áp lực kép trong quý II”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools