vĐồng tin tức tài chính 365

H&M, Nike và hàng loạt thương hiệu phương Tây "tiến thoái lưỡng nan" ở Trung Quốc

2021-04-05 10:25

Trong hơn một năm, một số công ty may mặc và công nghệ lớn của nước ngoài đã bày tỏ sự phản đối việc sử dụng "lao động cưỡng bức" ở Tân Cương. Nhưng dường như những công ty lớn trên đều không dám phô trương những hành động này, bởi lo sợ sẽ chọc giận Bắc Kinh và 1,4 tỷ người tiêu dùng Trung Quốc. "Thông thường, trong công việc kinh doanh, phát ngôn một điều gì đó thường dễ dàng hơn thực việc thực hiện", Scott Nova thuộc Hiệp hội Quyền của Người lao động (WRC), một tổ chức giám sát lao động nói. "Về vấn đề này, với một số ngoại lệ, chúng tôi buộc phải hành động trong im lặng".

Trong quá khứ đã có những lần người dân Trung Quốc thực hiện các cuộc biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc chống lại các công ty nước ngoài. Tuy nhiên lần này, chiến dịch có vẻ như là một phần của một cuộc phản công rộng lớn hơn, lâu dài hơn. Các công ty nước ngoài đang buộc phải đưa ra lựa chọn mà họ đã cố gắng tránh né: ủng hộ Trung Quốc hoặc rút khỏi thị trường Trung Quốc.

Công ty mới nhất chính là H&M. Một cuộc tẩy chay trực tuyến theo chủ nghĩa dân tộc đã được thực hiện sau khi cư dân mạng "đào mộ" một tuyên bố cách đây vài tháng trên trang web của công ty sản xuất hàng may mặc Thụy Điển này, trong đó H&M bày tỏ lo ngại trước các báo cáo về nạn cưỡng bức lao động ở Tân Cương. Các quan chức chính phủ và truyền thông nhà nước đã vào cuộc. Một nhóm cộng đồng mạng đã bao vây H&M và các thương hiệu khác, bao gồm Nike, Uniqlo và Adidas, yêu cầu họ rút lại những tuyên bố trong quá khứ về Tân Cương nếu muốn tiếp tục kiếm tiền ở Trung Quốc.

Vào ngày 26 tháng 3, các ứng dụng của Trung Quốc, từ thương mại điện tử đến bản đồ, đã "đá" H&M khỏi nền tảng của họ. Đến ngày hôm sau, một số cửa hàng H&M ở Trung Quốc đã bị đóng cửa. Chi nhánhh Trung Quốc có doanh thu trị giá 1 tỷ USD, khoảng 5% tổng doanh thu toàn cầu của H&M vào năm 2020, đang lâm nguy. Nhiều người nổi tiếng Trung Quốc đã công khai từ bỏ các thương hiệu mà họ từng ủng hộ gồm H&M, Adidas, Nike, Puma và Uniqlo. Nữ diễn viên Châu Đông Vũ đã từ bỏ hợp đồng với Burberry vì cô nói rằng nhà sản xuất áo khoác sang trọng của Anh, một thành viên của công ty thẩm định Better Cotton Initiative (BCI), đã không "tuyên bố rõ ràng và công khai lập trường của mình về sự việc sản xuất bông ở Tân Cương", đại diện của cô cho biết. Gã khổng lồ công nghệ Tencent gỡ bỏ những bộ trang phục do Burberry thiết kế ra khỏi những trò chơi trực tuyến của mình.

Cuộc tấn công nhằm công ty nước ngoài diễn ra trong bối cảnh cả Trung Quốc và phương Tây đang xôn xao về sự "sự tách rời kinh tế" giữa hai khu vực vốn đã gắn bó chặt chẽ với nhau sau nhiều thập kỷ toàn cầu hóa. Một phần những mâu thuẫn nảy sinh xung quanh công nghệ quan trọng như chip máy tính và trí tuệ nhân tạo. Nhưng kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc đã thể hiện rõ ràng hơn về tham vọng tự cung tự cấp nhằm giúp che chắn Trung Quốc khỏi môi trường quốc tế nhiều biến động và rủi ro. Có vẻ như Trung Quốc tự cho mình là ngày càng có thể gây áp lực kinh tế lên những quốc gia khác với "vũ khí" là sức hấp dẫn của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Lực hấp dẫn của Trung Quốc thực sự rất mạnh. Một số công ty may mặc, bao gồm Muji, Fila China và Hugo Boss đã đưa ra lời chứng thực trên mạng xã hội Trung Quốc rằng họ ủng hộ sợi bông Tân Cương.

Các công ty khác rõ ràng đã bác bỏ những tuyên bố trước đó về Tân Cương. Họ bao gồm PVH, công ty sở hữu Calvin Klein và Inditex, công ty sở hữu Zara, cùng các thương hiệu khác. Inditex có 570 cửa hàng ở Trung Quốc đại lục tính đến tháng 1 năm 2020, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác ngoài thị trường nội địa Tây Ban Nha của họ, và các nhà máy gia công cho Inditex tại Trung Quốc sử dụng tới hơn 500.000 công nhân.

Các thương hiệu phương Tây giữ vững lập trường về vấn đề Tân Cương có thể lo lắng rằng việc bị coi là khuất phục trước Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể gây ra phản ứng dữ dội đối với người tiêu dùng ở phương Tây, những người ngày càng mong đợi các công ty hành xử có trách nhiệm về mọi thứ, từ đối xử với người lao động đến biến đổi khí hậu. Các công ty cũng có thể đang tính toán rằng cơn sóng chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc rồi sẽ nguội đi. Và họ đang phải tự bảo hiểm rủi ro cho các khoản cược của mình.

Giá cổ phiếu của H&M, Nike và Fast Retailing, công ty sở hữu Uniqlo, đều giảm sau tin tẩy chay, nhưng sau đó đã lấy lại phần lớn số điểm đã mất. Những công ty có lập trường dễ chịu hơn, chẳng hạn như Fila và Hugo Boss, cũng phản ứng theo cách tương tự. Những người chiến thắng lớn là các công ty Trung Quốc sử dụng bông Tân Cương như một niềm tự hào, chẳng hạn như Anta, một nhà sản xuất đồ thể thao lớn được niêm yết tại Hồng Kông (một phần nhờ sự quan tâm từ các nhà đầu tư bán lẻ yêu nước).

Tất cả điều đó có thể thay đổi khi chính quyền Trung Quốc thực sự tức giận trước những lời chỉ trích về các chính sách Tân Cương của họ, đồng thời áp lực từ các nhà vận động nhân quyền và người tiêu dùng phương Tây tiếp tục gia tăng. Ông Nova cho biết : "Các công ty cảm thấy bế tắc. Họ biết rằng việc đối phó với áp lực từ Trung Quốc bằng cách từ bỏ các cam kết nhân quyền của chính họ sẽ gây ra tranh cãi ở thị trường quê nhà. Đồng thời, họ cũng lo lắng về những hậu quả ở Trung Quốc".

Đối với các công ty phương Tây ở Trung Quốc, cả hai phương án lựa chọn - phản đối hay nhượng bộ, đều mang theo rủi ro. Nhưng nếu các công ty nước ngoài rời khỏi thị trường Trung Quốc và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc, hệ quả là có thể khiến nhiều người mua sắm Trung Quốc khó chịu và gây ảnh hưởng tới hàng triệu công nhân Trung Quốc.

Tham khảo The Economist

Xem thêm: nhc.36130529050401202-couq-gnurt-o-nan-gnoul-iaoht-neit-yat-gnouhp-ueih-gnouht-taol-gnah-av-ekin-mh/nv.fefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“H&M, Nike và hàng loạt thương hiệu phương Tây "tiến thoái lưỡng nan" ở Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools