Thuế bất động sản có thể là công cụ mạnh trước tình trạng "sốt đất" diễn ra khắp các địa phương trong thời gian qua, tuy nhiên, hệ thống thuế này tại Việt Nam đã lạc hậu và cũ kỹ, không xử lý được lướt sóng bất động sản, tờ Tuổi trẻ dẫn lời chuyên gia nhận định.
Trong khi đó, nhiều quốc gia đánh thuế lũy tiến với các trường hợp mua và bán nhanh. Mua nhà đất bán lại ngay có khi phải đóng 50 - 70% giá trị chênh lệch. Thực tế tại Việt Nam, nhiều lần Bộ Tài chính cũng đã có đề xuất đổi mới hệ thống thuế có liên quan đến bất động sản, gọi là thuế tài sản nhưng chưa được hưởng ứng. Chính vì vậy, cải cách hệ thống thuế bất động sản là việc cần làm càng sớm càng tốt.
Đầu tư bất động sản đang trở thành xu hướng được nhiều người chọn lựa. (Ảnh: Dân trí)
Vị chuyên gia này cũng cho rằng, thuế bất động sản là nguồn thu khá hợp lý để vừa phát triển thị trường, vừa tạo công bằng trong thụ hưởng về nhà ở, đất ở cũng như quyền sản xuất, kinh doanh để đầu tư phát triển…, và đặc biệt đó còn là công cụ mạnh trước những cơn sốt đất như hiện nay.
Hiệu ứng domino cước tàu biển tăng phi mã
Do độ mở của thị trường Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu hiện rất lớn nên những tác động mạnh của cuộc khủng hoảng giá cước tàu trong thời gian tới là không thể tránh khỏi. Tờ Nhịp cầu đầu tư gọi đó là hiệu ứng domino khi dẫn chứng một loạt các loại hàng hóa, nguyên liệu đã bắt đầu tăng giá theo giá cước tàu biển.
Điển hình như mặt hàng thạch cao, do cước tàu tăng mạnh, lượng hàng nhập từ Oman đã giảm nghiêm trọng, khiến các nhà cung cấp tại thị trường Lào và Thái Lan cũng rục rịch tăng giá theo.
Các sản phẩm xi măng cũng bắt đầu tăng giá do nguyên liệu đầu vào tăng. Hay với ngành nhựa, chi phí sản xuất cũng không còn rẻ như trước khi doanh số xuất khẩu đã giảm mạnh. Giá nhiên liệu, nhất là giá than tăng cao có thể làm cho giá điện tăng tương ứng và nếu giá điện tăng, hầu hết các mặt hàng tiêu dùng cơ bản buộc phải tăng theo.
Cước phí tàu biển tăng vọt gây ra hiệu ứng tiêu cực đối với hoạt động thương mại và sản xuất. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Ngân hàng tự tin với "kịch bản" tăng trưởng tín dụng cao
Sau kết quả tăng trưởng tín dụng khoảng 2,3% tính đến hết tháng 3, ngành ngân hàng tự tin với kịch bản tín dụng sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2021.
Trang Vietnamplus dẫn lời ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, cho biết với diễn biến nền kinh tế như hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đang hướng tới kịch bản tăng trưởng tín dụng ở mức khoảng 12% nhưng sẽ linh hoạt điều chỉnh.
Thực tế, bức tranh tăng trưởng tín dụng đầu năm đã thể hiện nhiều điểm nổi bật khi Vietcombank tăng 3,7% trong quý I - mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Hay như BIDV và VietinBank, tăng trưởng tín dụng quý I dự kiến đạt lần lượt là 2,7% và 2,6%, trong khi cùng kỳ năm 2020 cả 2ngân hàng này đều âm.
Bên cạnh đó, nhu cầu vốn được dự báo sẽ còn tăng trong thời gian tới khi hoạt động sản xuất kinh doanh của cả nước đang trên đà phục hồi.
VTV.vn - Đây là yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước tình trạng giá đất bị thổi giá tăng gấp nhiều lần giá trị thực, gây nên tình trạng sốt đất tại nhiều địa phương.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.41232729060401202-gnor-nal-tad-tos-hcid-nagn-couht-ueil-nas-gnod-tab-euht/et-hnik/nv.vtv