vĐồng tin tức tài chính 365

Thời đại tiền tệ dễ dãi: Vì sao và đến bao giờ?

2021-04-06 18:27

Người lo sợ khủng hoảng do lạm phát, kẻ sung sướng tiêu xài nhìn giá tài sản ngày càng tăng.

Câu hỏi được nhiều người quan tâm là:

1. Đồng tiền dễ dãi có phải là hệ quả khủng hoảng tài chính hay COVID-19 hay còn gì khác? Đây là một "New Normal - Bình thường mới" hay chỉ là hiện tượng ngắn hạn?

2. Nguyên nhân của tiền tệ dễ dãi ở đâu?

3. Thời đại này có kết thúc không? Và nếu có, thì khi nào?

Phần 1: KỶ NGUYÊN TIỀN TỆ "DỄ DÃI"

15 năm trước, bên ly bia ở Singapore tại khách sạn Fullerton với 1 người bạn không thân không sơ, không quan chức nhưng làm trong tổ chức có vai trò không bình thường trong nền kinh tế Mỹ… chúng tôi tình cờ xem trên CNN phát biểu của Tổng thống G.Bush và các nhà bình luận nói về vai trò kinh tế Mỹ và giữ đồng USD mạnh. Tôi bảo: "Các tổng thống từ Reagan đến B. Clinton khẳng định quyết tâm giữ đồng USD mạnh. Tổng thống Bush chắc cũng phải làm vậy! Nước Mỹ chắc sẽ giữ USD mạnh để làm để giữ vai trò tiền tệ và đồng tiền dự trữ thế giới của USD!".

Ông bạn cười bảo: "Đừng tin mấy chính trị gia! Bọn tôi vẫn đang phá giá đồng USD đấy!’.

Tôi ngỡ ngàng nhìn ông bạn Mỹ và bảo "Ông đùa à! Lãnh đạo nước ông khẳng định khác mà!". Hắn cười bảo: "Tôi đang uống bia bàn chuyện với bạn bè chứ không phát biểu trên TV với các nhà đầu tư!".

Khi về xem lại số liệu mới giật mình thấy đúng là như vậy: Mỹ, và không chỉ Mỹ mà cả thế giới, đang nới lỏng tiền tệ suốt nhiều chục năm. Thỉnh thoảng, tôi lại nhớ đến chuyện ấy.

Chính sách tiền tệ nới lỏng: "Doping" kích cầu kinh tế

Nói về tiền tệ là liên quan đến hoạt động ngân hàng, xin nêu một số nhận xét chung về hệ thống tài chính ngân hàng và kinh tế toàn cầu liên quan đến tiền tệ.

Sứ mệnh các NHTW là sử dụng chính sách tiền tệ để giữ ổn định kinh tế vĩ mô thông qua ổn định chỉ số công ăn việc làm, lạm phát và lãi suất dài hạn đồng thời đảm bảo an toàn (đặc biệt là thanh khoản) hệ thống tiền tệ quốc gia, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng. Vai trò thúc đẩy tăng trưởng là thứ yếu. Với các NHTW có đồng tiền mạnh như USD hay EURO phạm vi trách nhiệm là toàn cầu. Công cụ chính sách tài khóa và đầu tư mới là động cơ chính đẩy tăng trưởng kinh tế.

Kinh tế thế giới sau những năm 80-90 rất thịnh vượng vào thế kỷ trước bắt đầu giảm tốc và đối mặt với việc động cơ tăng trưởng cũ dường như hết dư địa và tiềm năng. Các nền kinh tế luẩn quẩn không biết làm gì hơn ngoài dùng doping là chính sách tiền tệ để kích cầu. Cũng bởi cầu là động cơ tăng trưởng GDP chính như (H1)- GDP của Mỹ và (H2)- Tiêu dùng của Mỹ dưới đây:

Thời đại tiền tệ dễ dãi: Vì sao và đến bao giờ? - Ảnh 1.

(H1)

Thời đại tiền tệ dễ dãi: Vì sao và đến bao giờ? - Ảnh 2.

(H2)

Các đường tăng trưởng Tiêu dùng (Consumption Expenditures) và tăng trưởng GDP gần như trùng chứng tỏ khẳng định Tiêu dùng là động cơ tăng trưởng chính của GDP.

Từ góc độ tiêu dùng: Các mặt hàng điện tử xuất hiện mới làm nhu cầu tiêu thụ tăng và kích thích tiêu dùng một thời nay đã hết tác dụng mà chưa có mặt hàng tiêu dùng mới thay thế bù đắp.

Từ góc độ địa lý: Châu Âu, Nhật Bản và cả khối OECD nói chung dậm chân tại chỗ, Mỹ chậm dần. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu càng về sau càng phụ thuộc vào châu Á, nhất là Trung Quốc.


Thời đại tiền tệ dễ dãi: Vì sao và đến bao giờ? - Ảnh 3.

H3-Tăng trưởng GDP theo nền kinh tế

Trung Quốc sau nhiều chục năm tăng trưởng cao và trở thành động cơ trọng yếu trong tăng trưởng kinh tế thế giới, đã tích lũy đủ túi tiền lẫn hành trang chính trị để trở thành đối thủ chính trị đối đầu trực tiếp với Mỹ… dù bắt đầu mất đà từ những năm gần đây.

Đó chính là lý do để các NHTW, không chỉ Trung Quốc và Mỹ, để duy trì tăng trưởng không biết làm gì hơn ngoài sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để làm "doping" kích cầu ngắn hạn. Cách làm này đem lại hiệu quả nhanh, trong khi nới lỏng dần chính sách tài khóa căn cơ đòi hỏi thời gian.

Chính sách tiền tệ nới lỏng: Nguồn cơn khủng hoảng tài chính?

Khủng hoảng tài chính 1997-1998, đánh sập kinh tế ASEAN hàng chục năm sau mới gượng lại phần nào, là hồi chuông cảnh báo: Đồng tiền dễ dãi rất nguy hiểm; Chúng ta rất phụ thuộc vào nhau bởi thế giới đã phẳng do hội nhập; Không có khủng hoảng cục bộ nữa, khủng hoảng ngày càng mang tính toàn cầu.

Trên thực tế, sự bùng nổ Internet và viễn thông làm hiệu quả nền kinh tế tăng lên nhưng không làm nhu cầu tăng thêm. Internet đã thúc đẩy hội nhập và chia nền kinh tế toàn cầu thành một chuỗi cung ứng bao gồm các quốc gia, nền kinh tế chuyên môn hóa từ nghiên cứu và phát triển, cung cấp nguyên liệu và tài nguyên, sản xuất đến logistics, tiêu dùng và nhất là luân chuyển tiền tệ. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998 dường như chỉ là cảnh báo nhưng chưa đủ mạnh với các nhà hoạch định chính sách nhất là khi đã tìm được con dê tế thần: Các quỹ phòng vệ (Hedge Fund) mà cụ thể nhất là Quỹ Quantum của ông Soros. Tội đồ là đó! Không phải tại chính sách tiền tệ!

Cỡ 10 năm sau cuộc khủng hoảng khu vực, khi nói chuyện với một trong những người đứng đầu Hedge Fund của Soros quy mô khoảng 300-400 tỷ USD, tôi đã nhắc lại câu chuyện này. Ông ta nhún vai: "Sao lại đổ tội cho chúng tôi là tội đồ gây ra khủng hoảng tài chính 1997-1998? Việc để nền tài chính tiền tệ của một quốc gia mất cân đối đâu phải là lỗi của chúng tôi? Chúng tôi chỉ nhìn thấy nó và khai thác nó. Kể cả chúng tôi không làm thì nó vẫn cứ sụp cơ mà!".

Không phải chờ lâu. Việc lạm dụng các đồng tiền dễ dãi kích cầu là một trong các nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Lần này tội đồ là các ngân hàng! Không thấy đề cập vai trò của nhà làm chính sách! Tài thật!

Thế nhưng các NHTW bao gồm FED vẫn không sợ hãi, và có lẽ cũng không còn phương tiện nào khác, tiếp tục lạm dụng chính sách tiền tệ dễ dãi kích cầu để duy trì tăng trưởng và chặn đà khủng hoảng 2008. Dường như ổn! Cơn sợ hãi của khủng hoảng vẫn còn đó nhưng sự hồi phục bắt đầu lấp ló từ 2015-2016.

Trong bối cảnh ấy, COVID-19 nổ ra làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và lung lay mọi nền kinh tế: Khủng hoảng tài chính 2008 đánh mạnh vào nền kinh tế Mỹ nhưng không ăn thua gì so với hậu quả của COVID-19 đánh vào chuỗi cung ứng và tiêu dùng (H4). Hai cú đòn này là thử thách ghê gớm cho cả hệ thống tài chính, sản xuất lẫn tiêu dùng toàn thế giới.


Thời đại tiền tệ dễ dãi: Vì sao và đến bao giờ? - Ảnh 4.

H4: Tăng trưởng GDP Mỹ


COVID-19: Cái "búng tay của Thanos" lên chuối cung ứng toàn cầu?

COVID-19 trên nền các chính sách tiền tệ dễ dãi đe dọa sẽ khơi màn một cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu với độ sâu lớn hơn nhiều khủng hoảng 2008: đúng 10 năm sau 2008, tháng 9/2019 khủng hoảng Repo ở Mỹ phà hơi thở lạnh lẽo làm lạnh sống lưng các nhà quản lý tài chính! Bóng ma khủng hoảng lại lảng vảng đâu đó!

Do vậy FED, và tất cả các NHTW lớn nhỏ, nếu 2008 còn can thiệp nhỏ giọt, thì năm 2020 đã can thiệp một cách thô bạo, bỏ qua vai trò người cho vay cuối cùng, trực tiếp bơm tiền vào nền kinh tế bằng các công cụ kích cầu thông qua các biện pháp vô tiền khoáng hậu: FED trực tiếp mua trái phiếu doanh nghiệp, mua các tài sản chứng khoán hóa và mua luôn các chứng chỉ ETF, sẵn sàng mua không giới hạn chứng khoán Mỹ và đang không loại trừ mua các tài sản ở nước ngoài. Các công cụ tài khóa có vẻ yếu thế hơn. Bằng cách ấy nước Mỹ đứng ra đảm bảo thanh khoản cho toàn thế giới chứ không chỉ nước Mỹ.

Là quốc gia phát hành USD các động thái này thực sự đáng quan sát: có phải chăng nước Mỹ đang hưởng lợi từ các cuộc khủng hoảng? Bởi cứ sau mỗi cuộc khủng hoảng, đối thủ của nước Mỹ lại hụt hơi (trừ Trung Quốc của năm 2008) và nước Mỹ dường như khẳng định vị thế hơn.

Cách đây dăm năm, tôi đã từng dự báo với tình trạng nới lỏng tiền tệ, liên tục phát hành tiền, lãi suất thấp và ồ ạt bơm vào nền kinh tế toàn cầu (H5, H6, H7, H12, H13) suốt từ 2008, thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ khủng hoảng và lạm phát trong tương lai gần. Tương lai gần đã đến mà chẳng thấy lạm phát đâu. Lại nghĩ một vài năm nữa. Rồi cũng chả thấy. Đến một hôm chợt nhớ câu chuyện xưa và ngỡ ngàng: tôi so Nhân dân tệ, VND với USD mà quên nhìn lên chính nó!

(Bài viết dựa trên quan điểm của tác giả - người đã có gần 20 năm làm việc trong ngành tài chính tại Việt Nam)

PHẦN 2: NHỮNG XU THẾ MÔ TẢ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TOÀN CẦU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.9823825160401202-oig-oab-ned-av-oas-iv-iad-ed-et-neit-iad-ioht/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thời đại tiền tệ dễ dãi: Vì sao và đến bao giờ?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools