vĐồng tin tức tài chính 365

Cảnh báo nhiều bệnh nhi mắc tay chân miệng trở nặng

2021-04-07 07:24

Từ cuối tháng 3 đến nay, các bệnh viện lớn trong cả nước ghi nhận số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) tăng gấp 2-3 lần so với thời điểm một tháng trước và số ca bệnh nặng cũng tỉ lệ thuận.

Quá tải điều trị trẻ mắc tay chân miệng

Đáng chú ý, tại Bình Định, có trường hợp một bệnh nhi (19 tháng tuổi) đã tử vong với chẩn đoán TCM độ 4, bội nhiễm, biến chứng suy hô hấp.

Cách đây không lâu, BV Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cũng tiếp nhận một bé gái (15 tháng tuổi, ngụ Bạc Liêu) bị trụy tim mạch tuần hoàn, nguy kịch do bệnh TCM. Cách nhập viện ba ngày, bé sốt cao kèm theo ói, giật mình chới với nhưng gia đình chủ quan không đưa bé đi khám. Sau đó, bé rơi vào lơ mơ, tím tái, tay chân lạnh, da nổi bông. May mắn sau hai ngày được lọc máu liên tục, tình trạng bé cải thiện dần, hết sốt, nhịp tim trở về bình thường và được cai máy thở.

Dự báo với tình hình gia tăng số ca mắc bệnh TCM như hiện tại, chỉ một thời gian ngắn nữa các khoa điều trị bệnh TCM có nguy cơ quá tải.

Ghi nhận tại BV Nhi đồng 1 sáng 6-4, phòng cấp cứu có bảy trẻ mắc TCM độ nặng, trong đó có một trẻ sau thời gian điều trị được chuyển phòng ngoài. Có bốn trẻ phải nằm ghép chung hai giường với nhau.

Phòng cách ly bên ngoài cũng tương tự, rất ít giường nằm một bé mà một giường thường có hai bé nằm ghép với nhau.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội BV Nhi đồng 1, cho biết số ca mắc TCM nhập viện trong tuần này tăng gấp đôi so với những tuần trước. “Trung bình mỗi tuần có khoảng 20 ca nhập viện để điều trị bệnh TCM thì tuần này BV đã tiếp nhận 40 trường hợp điều trị nội trú do bệnh này. Trong đó có bảy trường hợp bệnh nặng từ độ 2B đến độ 3 được theo dõi đặc biệt tại phòng cấp cứu với một số biến chứng như giật mình, cao huyết áp...” - BS Khanh thông tin.

BV Nhi đồng 2 và BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, hai nơi tiếp nhận bệnh nhi mắc TCM cũng ghi nhận tình trạng tương tự. Thông tin từ BV Nhi đồng 2 cho biết nếu như hai tuần trước, mỗi ngày có chưa đến 20 ca nằm viện do TCM thì tuần này số trẻ điều trị nội trú đã tăng lên 40 trẻ/ngày.

Còn tại Khoa hồi sức tích cực chống độc trẻ em BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, trung bình mỗi ngày có trên 30 ca nặng, có biến chứng co giật, cao huyết áp được theo dõi tích cực.

Cảnh báo nhiều bệnh nhi mắc tay chân miệng trở nặng - ảnh 1
Một bệnh nhi mắc TCM độ nặng đang được theo dõi ở phòng cấp cứu Khoa nhiễm-thần kinh BV Nhi đồng 1. Ảnh: H.LAN 

Các dấu hiệu nghi ngờ trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh TCM là trẻ tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miếng, khóc, nói đau miệng, nổi mụn nước hoặc hồng ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối, lở trong miệng, giật mình trên hai lần trong vòng 30 phút...

Không tự chữa tay chân miệng ở nhà

BS Trương Hữu Khanh nhận định năm ngoái nhờ áp dụng các biện pháp phòng chống COVID-19, cách ly xã hội, trẻ không đi học nên dịch bệnh TCM gần như mất luôn. Tuy nhiên, số trẻ không có miễn dịch trong cộng đồng sẽ nhiều hơn. Năm nay, trẻ đi học trở lại, điều kiện tập trung đông và không có miễn dịch khiến trẻ dễ mắc bệnh cao hơn. Mặt khác, hiện nay nhiều phụ huynh hiểu rõ về căn bệnh TCM rằng đa số trẻ mắc bệnh chỉ bị nhẹ nên tự chăm sóc tại nhà.

Tuy nhiên, BS Khanh khuyến cáo bệnh TCM vẫn có khả năng trở nặng, nếu thấy con có dấu hiệu nặng lên thì phải đưa đến BV ngay.

BS Dư Tuấn Quy, Phó Khoa nhiễm-thần kinh BV Nhi đồng 2, cảnh báo thời điểm nắng nóng cũng tạo điều kiện cho virus lây bệnh TCM phát triển. Theo BS Quy, thời gian qua, có một số phụ huynh do lo ngại dịch bệnh COVID-19 nên e ngại đưa con đến BV khám. Qua tiếp cận các thông tin trên mạng, các phụ huynh cũng tự biết cách theo dõi sức khỏe của con tại nhà, khi thấy bất thường mới đưa bé đến khám và điều trị. Tuy nhiên, theo BS Quy, điều này vô tình có thể làm cho trẻ bệnh trở nặng, cách tốt nhất là phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh sớm để nhân viên y tế kịp thời thăm khám và tư vấn cách chăm sóc bé tốt nhất.

Virus gây bệnh TCM lây lan nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, phân, nước bọt, chất tiết từ mũi, miệng của trẻ mắc bệnh.

“Các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19 gồm thường xuyên rửa tay, mang khẩu trang vẫn rất cần thiết trong giai đoạn này để phòng tránh các bệnh lây nhiễm ở học đường như TCM. Trẻ mắc bệnh cần phải được cách ly cho đến khi khỏi bệnh mới cho quay trở lại trường học” - BS Quy lưu ý.

BS Quy cho biết bệnh TCM thường gặp ở trẻ nhỏ dưới năm tuổi, độ tuổi càng nhỏ thì bệnh càng nặng. Bệnh TCM độ nặng thường gây biến chứng thần kinh lên tim mạch làm cao huyết áp hoặc run giật, yếu liệt chi, thậm chí gây tử vong.

Chủng virus gây biến chứng nặng

Theo các bác sĩ, chủng gây bệnh TCM gây bệnh cho các trẻ trong đợt nắng nóng hiện tại là Enterovirus (EV71), thường gây biến chứng nặng.

BS Phan Tứ Quí, Trưởng Khoa hồi sức tích cực chống độc trẻ em BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết đa số ca bệnh nặng dương tính với virus EV71, là chủng gây thể bệnh nặng TCM. Trong một tháng trở lại đây, bệnh TCM bắt đầu gia tăng, trong đó có nhiều trường hợp nặng xếp vào độ 3-4. 

Xem thêm: lmth.643779-gnan-ort-gneim-nahc-yat-cam-ihn-hneb-ueihn-oab-hnac/eohk-cus/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cảnh báo nhiều bệnh nhi mắc tay chân miệng trở nặng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools