vĐồng tin tức tài chính 365

Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có ảnh hưởng gì?

2021-04-07 07:47

Khoản 5 Điều 3 luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định: “Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Do đó, thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Vậy, trường hợp đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng có ảnh hưởng gì đến các chế độ của người lao động không?

Đóng bảo hiểm ngắt quãng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Khoản 1 Điều 45 luật Việc làm 2013 đã quy định về thời gian đóng để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau: Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định này, việc đóng bảo hiểm thất nghiệp có thể liên tục hoặc không liên tục đều được cộng từ lúc bắt đầu đóng đến khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà chưa được hưởng.

Đồng thời, khoản 2 Điều này cũng ghi nhận, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.

Như vậy, người lao động đóng bảo hiểm ngắt quãng cũng được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đóng bảo hiểm từ đủ 12 tháng trong 24 tháng trước khi nghỉ việc và đáp ứng các điều kiện còn lại tại Điều 49 Luật Việc làm.

Đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng có ảnh hưởng đến chế độ hưu trí?

Về điều kiện hưởng lương hưu không có quy định nào buộc người tham gia bảo hiểm phải đóng bảo hiểm liên tục. Vậy việc đóng bảo hiểm ngắt quãng sẽ không ảnh hưởng đến chế độ hưu trí sau này.

Tuy nhiên, bộ luật Lao động 2019 quy định tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động theo lộ trình và bắt đầu thực hiện từ năm 2021.

Cụ thể, tại Điều 169, bộ luật Lao động 2019, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Việc nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 3 Điều 169 của bộ luật Lao động 2019.

Đóng bảo hiểm xã hội ngắt quãng có được hưởng thai sản?

Khoản 2, Khoản 3, Điều 31 luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; hoặc lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Khoản 4, Điều 31 luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định người lao động đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 31 luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Như vậy, việc có được hưởng chế độ thai sản hay không căn cứ vào tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong vòng 12 tháng trước khi sinh. Nếu trong 12 tháng đó bạn đóng đủ 6 tháng bảo hiểm xã hội thì việc ngắt quãng không ảnh hưởng đến quyền lợi chế độ thai sản.

Hoàng Mai

Xem thêm: lmth.246015a-ig-gnouh-hna-oc-cut-neil-gnohk-ioh-ax-meih-oab-gnod/nv.nitaudiougn.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đóng bảo hiểm xã hội không liên tục có ảnh hưởng gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools