Giá vàng hôm nay tiếp tục "lình xình" quanh ngưỡng 1.700 USD/ounce sau khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa công bố dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Giá vàng chưa thể bứt phá khỏi mốc 1.700 USD/ounce
Thị trường vàng đang duy trì mức tăng ổn định trên 1.700 USD/ounce trong bối cảnh kỳ vọng về sự phục hồi kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng mạnh mẽ.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa nâng dự báo tăng trưởng toàn cầu lên 6% trong năm nay và dự báo tăng trưởng 4,4% vào năm 2022. Dự báo mới nhất tăng so với dự báo tăng trưởng tháng 10 lần lượt là 5,2% và 4,2%. .
Trong trung hạn, IMF dự kiến tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt khoảng 3,3%.
Mặc dù dự báo của IMF đã trở nên lạc quan hơn, các chuyên gia vẫn lưu ý rằng dự báo này còn phụ thuộc vào con đường phục hồi toàn cầu từ đại dịch COVID-19.
Báo cáo của IMF cho biết: “Triển vọng đưa ra những thách thức khó khăn khi có sự khác biệt về tốc độ phục hồi ở các nước và khả năng thiệt hại kinh tế dai dẳng từ cuộc khủng hoảng”.
Thị trường vàng đang chịu ảnh hưởng khá lớn sau các dự báo của IMF. Giá vàng kỳ hạn tháng 6 giao dịch ở mức 1.737,10 USD/ounce, tăng gần 0,5% trong ngày.
Về dự báo cụ thể của từng quốc gia, IMF dự kiến nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm nay, tăng so với mức dự báo hồi tháng 1 là 51%. Trong khi đó, Canada dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn nhiều với dự kiến tăng trưởng kinh tế 5%, tăng so với dự báo trước đó là 3,6%.
IMF không chỉ kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi trong năm nay. Một thông tin khá tiêu cực với giá vàng là các chuyên gia IMF không dự báo sẽ có áp lực lạm phát lớn. Mặc dù sự phục hồi kinh tế sẽ tạo ra một số áp lực giá cả, nhưng IMF cho rằng điều này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Các nhà phân tích cho biết: “Các dự báo cơ bản cho thấy lạm phát quay trở lại mức trung bình trong dài hạn khi sự sụt giảm còn lại chỉ giảm dần và các tác động cơ bản theo hướng hàng hóa biến mất dần”.
Niềm tin nhà đầu tư vẫn lạc quan vào triển vọng giá vàng
Mặc dù vậy, tâm lý nhà đầu tư vẫn tỏ ra khá lạc quan với niềm tin các nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay. Những lo lắng về làn sóng đại dịch COVID-19 mới đã giảm bớt, lo ngại lạm phát dô các gói kích thích chi tiêu khổng lồ của chính phủ các nước đang bị gạt sang một bên.
Giá dầu thô trên sàn Nymex tăng nhẹ và giao dịch quanh mức 59,70 USD/thùng. Lợi suất trên trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn hiện đang đạt khoảng 1,707%.
Một thông tin đáng chú ý là việc Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ vàng thỏi lớn thứ hai thế giới, đã nhập khẩu số lượng vàng kỷ lục 160 tấn trong tháng 3. Con số này tăng 471% so với một năm trước.
Nguyên nhân chính là do việc giảm thuế nhập khẩu và điều chỉnh giá đã thu hút nhu cầu mua vàng của nhà đầu tư và thợ kim hoàn. Về mặt giá trị, nhập khẩu tháng 3 đã tăng lên 8,4 tỉ USD từ 1,23 tỉ USD một năm trước. Việc Ấn Độ tăng nhập khẩu cao được dự báo hỗ trợ giá vàng chuẩn.
Tỷ giá vàng XAU / USD hiện ở mức 1742,20.
Giá vàng 9999 hiện ở mức 1824,30 - 1825,30 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay như sau: giá vàng SJC hiện ở mức 54,85 - 55,27 triệu đồng/lượng (mua vào -bán ra).
Giá vàng PNJ hiện ở mức 54,90 - 55,35 triệu đồng/lượng (mua và - bán ra).
Giá vàng Phú Quý ở mức 54,90 - 55,20 triệu đồng/lượng (mua và - bán ra).
Giá vàng Bảo Tín Minh Châu hiện ở mức: 54,91 - 55,20 triệu đồng/lượng (mua và - bán ra).
Xem thêm: odl.293698-gnourt-gnat-oab-ud-gnat-fmi-ihk-uas-dsu-0071-hnauq-hnid-pad-gnav-aig/et-hnik/nv.gnodoal