vĐồng tin tức tài chính 365

KTSG số 15-2021: Động lực tăng trưởng mới

2021-04-07 16:09

KTSG số 15-2021: Động lực tăng trưởng mới

Tòa soạn TBKTSG

(KTSG Online) – Nhiệm kỳ 5 năm điều hành nền kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa khép lại. Một nhiệm kỳ đầy tử thách cam go nhưng đã để lại những nền tảng quan trọng cho quá trình hướng tới triển vọng “Việt Nam hùng cường” vào năm 2045.

Những nền tảng đó, theo PGS.TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo trong bài viết tựa đề Để dân giàu nước mạnh trên KTSG sáng mai (8-4), là các lực đẩy cho kinh tế tư nhân phát triển. Và đại dịch Covid-19 chính là bài kiểm tra khắc nghiệt, cho thấy sức chống chịu, sự linh hoạt và cố gắng của các doanh nghiệp tư nhân là yếu tố cốt lõi giữ ổn định các hoạt động kinh tế. Trên nền tảng đó và nhìn tới con đường phía trước, tác giả viết: “Không còn thành phần kinh tế chủ đạo, không ai là đầu tàu hay đầu đàn. Tất cả đều được đối xử công bằng bởi một luật chơi chung… Nhiều người cùng về đích thì tất cả cùng chiến thắng”.

Cùng xuất hiện với bài viết nêu trên trong chuyên đề nội dung về động lực tăng trưởng mới của kinh tế Việt Nam còn có các góc nhìn thể hiện trên các bài viết:

Xây dựng đổi mới sáng tạo thành động lực tăng trưởng - chặng đường phía trước (GS. Nguyễn Đức Khương – ThS. Phạm Trường Thi): Việt Nam cần một chiến lược kinh tế linh hoạt, tự chủ dựa trên đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất và phát triển năng lực cạnh tranh quốc gia.

Kiến tạo từ sáng tạo (Khánh Bình): Để phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh thế giới vận động và thay đổi rất nhanh, một chính phủ kiến tạo, liêm chính, quyết liệt là một mẫu hình khuôn thước.

DNNN dẫn dắt đổi mới sáng tạo được không? (Văn Thịnh): Dự thảo đề án “Phát triển DNNN quy mô lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu, nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác…” của Bộ KH&ĐT đã thu hút sự chú ý của dư luận, đặc biệt là về tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp này.

Các đề tài kinh tế - xã hội khác trên cùng số báo:

Không thể ưu tiên tốc độ hơn hiệu quả kinh tế (mục Ý kiến): Một khi đường sắt Bắc - Nam được quyết định đầu tư thì nhiều dự án khác sẽ phải lùi lại để ưu tiên vốn cho công trình khổng lồ này. Vì vậy, mức độ cấp bách của dự án này so với rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng khác, cũng phải được đặt ra.

Giới hạn vay và cho vay của công ty chứng khoán (LS. Trương Thanh Đức): Không có quy định nào cấm công ty chứng khoán vay vốn của khách hàng, nhà đầu tư. Tuy nhiên, gửi tiền tại các công ty chứng khoán sẽ có phần rủi ro hơn gửi ngân hàng.

Ở thời điểm hiện tại, chính sách mua ngoại tệ rất quan trọng (Phạm Long): Chính sách mua ngoại tệ của NHNN giúp củng cố dự trữ ngoại hối trong tương lai và có vai trò quan trọng trong việc ổn định vĩ mô, đặc biệt là việc Fed có thể sẽ thắt chặt tiền tệ.

Những cổ phiếu “ẩn mình” (Thành Nam): Sau hai năm, với sự tham gia của lớp nhà đầu tư F0, chứng khoán đã có dịp chuyển mình vượt bậc.

Vượt cản 1.200 điểm, tiền rầm rập đổ vào thị trường (Triêu Dương): Sàn HOSE vẫn thường xuyên bị nghẽn nên chưa thể đón nhận hết dòng tiền muốn vào, do vậy, khối lượng giao dịch vẫn chưa thật sự bứt phá.

Gia hạn thời gian cơ cấu nợ: Liều thuốc cần cho tăng trưởng (Thụy Lê): Ngoài tránh gây áp lực tăng nợ xấu của ngành ngân hàng, chính sách gia hạn cơ cấu nợ tiếp tục hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi Thông tư 03 (Linh Trang): Việc NHNN cho phép kéo dài thời hạn cơ cấu nợ cũng như trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ quá hạn sẽ tạo ra “tấm đệm” giúp lợi nhuận của các ngân hàng thương mại không bị ảnh hưởng quá mạnh trong năm 2021.

“Món quà” bất ngờ cho công ty chứng khoán nhỏ và vừa! (Đăng Linh): Trước xuất phát từ Việc sàn HOSE nghẽn lệnh lại tạo bối cảnh thuận lợi cho các công ty chứng khoán nhỏ và vừa bứt tốc để vươn lên.

VN-Index vượt đỉnh thuyết phục! (Thanh Thủy): Khi xu hướng tăng đã được xác nhận, các đợt điều chỉnh đều được xem là cơ hội tốt để tái cơ cấu danh mục hay tích lũy các cổ phiếu tốt.

Sự cố kênh đào Suez: Nhìn từ Việt Nam (Đặng Dương): Hy vọng sự cố tại kênh đào Suez sẽ là một bài học để các bên liên quan các dự án nạo vét tuyến luồng dẫn vào các cảng nước sâu của Việt Nam sớm triển khai các dự án giảm thiểu rủi ro cho các bên trong ngành vận tải biển.

Việt Nam xuất siêu - Trung Quốc được lợi nhất (Bùi Trinh): Việc xuất siêu của Việt Nam với Mỹ và EU trong quan hệ thương mại có thể lan tỏa mạnh đến sản lượng và thu nhập của Trung Quốc.

Rốt cuộc, tiền mã hóa có phải là tiền? (Phan Minh Ngọc): Tại sao bitcoin, litecoin, ethereum và những thứ tương tự với cái đuôi là “mã hóa” hoặc thậm chí là “ảo” lại được coi là tiền?

Đánh thuế tiền mật mã: đời không như là mơ (Hồ Quốc Tuấn): Nếu việc đánh thuế tiền mật mã là không dễ đối với các chính phủ thì ở phía nhà đầu tư tiền mật mã, giấc mơ về một thế giới lý tưởng không phải nộp thuế cũng đang xa dần.

Ý đồ đằng sau “Con đường tơ lụa số” của Trung Quốc (Châu Phan): Người tiêu dùng và các công ty trên thế giới có giao dịch với Trung Quốc có khả năng sẽ để lại dấu vết trên các sổ cái số có vai trò như một cánh cửa hậu cho chính quyền Trung Quốc xâm nhập và thu thập các dữ liệu riêng tư, bảo mật của các cá nhân và công ty nước ngoài.

Khuynh hướng đầu tư mới của Nhật ở Việt Nam (Quốc Hùng): Trong mục tiêu chinh phục thị trường tiêu dùng Việt Nam gần 100 triệu dân, tư duy kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản có khuynh hướng thúc đẩy bán lẻ nhiều hơn thay vì đầu tư sản xuất.

Vốn vẫn chảy vào khách sạn (Đào Loan): Trong khi hàng ngàn khách sạn phải đóng cửa và hoạt động cầm chừng thì nhiều chủ đầu tư dự án vẫn không ngừng tìm kiếm cơ hội đầu tư các dự án khách sạn mới để đón đầu sự tăng trưởng của du lịch sau đại dịch.

Trúng vụ lúa đông xuân dù hạn mặn gay gắt (Trung Chánh): Dù xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá ở mức độ gay gắt, nông dân vẫn trúng vụ đông xuân năm nay, nhờ chủ động giảm diện tích, đồng thời thay đổi lịch xuống giống.

Nộp thuế: trong khi chờ thông tư hướng dẫn… (Nguyễn Hoàng Hải - Lê Thị Thủy): Trong khi Luật Quản lý thuế 2019 vẫn đang chờ thông tư hướng dẫn thì Tổng cục thuế lại “chữa cháy’” bằng một hướng dẫn sai khi cho rằng Thông tư 156/2013 và các thông tư sửa đổi bổ sung Thông tư 156 (hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2006) vẫn còn hiệu lực.

Đừng nghĩ quảng cáo chỉ mang tính chất minh họa! (Huỳnh Phương Anh - Lê Trọng Thêm): Xét về lý lẫn tình, chủ doanh nghiệp không nên nhận thức “quảng cáo chỉ mang tính chất minh họa”, bởi lẽ nội dung quảng cáo được coi là một lời cam kết với công chúng.

Lên men nước trà shan tuyết cổ thụ (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Lê Bá Hải Siêu kết hợp trà shan tuyết cổ thụ với con giấm kombucha để lên men thành trà “di sản, lợi khuẩn”.

Trước hết, hãy yêu chính con người! (Quỳnh Thư): Muốn dạy trẻ đối xử tốt với động vật, trước hết hãy làm gương cho chúng bằng cách đối xử tốt với cin người.

Lại nói về “thuận thiên” (Dương Văn Ni): Chắc có người đã nghĩ “thuận thiên” là phó mặc cho may rủi của tự nhiên? Suốt hơn 300 năm qua, người dân ĐBSCL chưa bao giờ phó mặc tương lai của mình cho may rủi!

Đi khám BHYT mong gì? (Danh Đức): Thẻ BHYT chưa gắn hình thiệt ra không phải là mối băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Điều cần kíp đối với họ là chế độ khám chữa bệnh áp dụng từ đầu năm 2021.

Động cơ nào để học ngoại ngữ? (Lê Hữu Huy): Bốn nhân tố quyết định động cơ học tập: mong muốn nội tại hoặc được kích thích học tập; cảm nhận thành công khi hoàn thành một yêu cầu học tập khó khăn; nhu cầu học tập cá nhân được môi trường đáp ứng; tâm lý học sinh là “được” hay “bị” học.

Thử nghe cám ơn bao ni lông (Lưu Thị Lương): Cái lối sống xanh nói dễ, làm khó!

Trang Kinh tế thế giới:

Khủng hoảng chip kéo dài (Thư Kỳ):hệ lụy của việc thiếu chip là rất lớn. Giá cả điện thoại di động, laptop, chromebook tăng khá mạnh. Các loại điện thoại di động cao cấp đang dần khan hiếm.

Chi nhiều là tốt hay xấu? (Nguyễn Vũ): Sau khi Quốc hội Mỹ thông qua gói 1.900 tỉ đô la hỗ trợ người dân vượt qua đại dịch, Tổng thống Mỹ Joe Biden lại tung kế hoạch 2.250 tỉ đô la cho hạ tầng và dự tính thêm 1.000 tỉ đô la cho vấn đề chăm sóc trẻ em, y tế và giáo dục.

Mời bạn đọc đón xem!

Xem thêm: lmth.iom-gnourt-gnat-cul-gnod-1202-51-os-gstk/262513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“KTSG số 15-2021: Động lực tăng trưởng mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools