Theo Điều tra lao động việc làm năm 2019 do Tổng cục Thống kê mới công bố gần đây cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của người di cư là gần 10%, cao hơn khoảng 5 lần so với tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên, số người di cư thất nghiệp ở nông thôn (34,8 nghìn) thấp hơn so với thành thị (35,7 nghìn).
Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp của nữ di cư cao hơn so với tỷ lệ này của nam (10,27% so với 8,62%).
Theo xu hướng chung, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên (15 - 24 tuổi) luôn cao ở cả nhóm di cư và dân số chung (tương ứng là 11,72% và 6,51%).
Vùng có số lượng người di cư đến nhiều nhất là Đông Nam Bộ. (Ảnh minh họa: Báo Nhân dân)
Xét theo vùng, tỷ lệ thất nghiệp của người di cư thấp nhất thuộc về vùng Đồng bằng sông Hồng (5,39%) và cao nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long (16,23%).
Đáng chú ý, tỷ lệ thất nghiệp của người di cư đến TP Hồ Chí Minh cao hơn gấp 3 lần so với Hà Nội, với 13,4 nghìn người. Trong khi đó, số người di cư đến Hà Nội thất nghiệp là 1,9 nghìn người.
Cũng theo báo cáo, vùng có số lượng người di cư đến nhiều nhất là Đông Nam Bộ, hiện chiếm khoảng 38,7% trong tổng số người di cư 15 tuổi trở lên. Trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh đã đóng góp tới hơn 3/5 thị phần (khoảng 24,9% tương đương 230,8 nghìn người).
Hiện tỷ trọng người di cư ở nhóm tuổi 25 - 54 là cao nhất (49,2%), tiếp theo là nhóm tuổi thanh niên (15 - 24 tuổi) cũng chiếm gần một nửa so với tổng số người di cư (45,6%). Xu hướng này cũng đúng đối với nam giới. Đối với nữ giới thì ngược lại, nhóm tuổi thanh niên chiếm tỷ trọng cao nhất (48,1%), tiếp theo là nhóm tuổi 25 - 54 (45,4%).
VTV.vn - Thất nghiệp không chỉ tạo áp lực lên chính sách an sinh xã hội của các địa phương, mà còn đẩy kinh tế gia đình của những lao động trung niên rơi vào cảnh bấp bênh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!