vĐồng tin tức tài chính 365

Ông Lê Minh Hoan làm Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

2021-04-08 12:53

Sáng nay (8-4), Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm hai phó thủ tướng và 12 Bộ trưởng, Trưởng ngành.

Ông Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

Ông Lê Minh Hoan làm Bộ trưởng Bộ NN&PTNT - ảnh 1
Ông Lê Minh Hoan là một trong 12 Bộ trưởng, Trưởng ngành vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ mới. Ảnh: CTV

“Cha đẻ” của “Hội quán nông dân”

Trong thời gian làm lãnh đạo tại tỉnh Đồng Tháp, tên tuổi ông Hoan gắn liền với nhiều thành tựu trong nông nghiệp, trong đó có thể kể đến mô hình "Hội quán nông dân" - "đặc sản" có một không hai của đất Đồng Tháp.

Chắc hẳn phải đau đáu lắm với cuộc sống khó khăn, vất vả của người nông dân thì ông mới nghĩ ra được mô hình này để giúp họ có cuộc sống sung túc hơn, tầm nhìn rộng mở hơn.

Ông thường hay xuống thăm dân, nghe chuyện của dân và bày cách cho người dân làm. Ông cũng thích người khác gọi mình là ông "Sáu Hoan".

Trong các bài viết của mình trên báo, hay trong mỗi lần trả lời phỏng vấn báo chí, người ta đều thấy ông trăn trở với tình trạng biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long, như trong bài viết "Câu chuyện cá linh" mà ông đã viết với tên Xích lô năm 2019 là một ví dụ.  

Ông viết: "Tháng bảy như mọi năm là đã có một đặc sản vùng sông nước mỗi khi lụt lên, lũ về. Đó là cá linh non... Ấy vậy mà năm nay, tháng bảy đến rồi, nước hổng thấy đâu và cá linh cũng chưa thấy về. Người ta nói năm nay nước sẽ không cao như mọi năm nữa, nguyên nhân là "thiên tai" cộng hưởng với "nhân tai", biến đổi khí hậu, mưa gió thất thường và hệ quả của các đập thuỷ điện ở thượng nguồn".

Rồi ông viết: "Trách trời hay trách đất đây? Ngồi than trách phận thì có thay đổi được không hay chính mình phải thay đổi để thích ứng?"

Và ông cho rằng: "Cái khó phải làm ló cái khôn, chớ không được bó cái khôn! Trăm năm nước, những con người khẩn hoang đã chống chịu và chinh phục với thiên nhiên khắc nghiệt, thì trăm năm sau con người sẽ vẫn không cam chịu... Người ta dùng phương pháp tưới nhỏ giọt mà làm xanh ngát cả cánh đồng giữa sa mạc khô cằn. Người ta còn tạo ra những giá thể để nuôi lớn từng luống hoa, khóm cây trong điều kiện khan hiếm nước ngọt...".

Nhiều kỳ vọng

Ông trăn trở tình trạng "được mùa mất giá, được giá mất mùa" trong nông nghiệp, ông viết: "Điệp khúc được mùa mất giá như một "lời nguyền" đè nặng nền nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, tự phát... Rồi trên trách dưới, dưới trách trên. Rồi đại biểu chất vấn, lãnh đạo bộ, ngành trả lời. Chính quyền thì trách bà con, nào là tâm lý đám đông, nào là "thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào”… Bà con trách sao Nhà nước không đẩy mạnh tìm kiếm thị trường hay cấm không cho nông sản xứ người xâm nhập vào thị trường của mình. Vậy là, "nhà này" trách "nhà kia" rồi. Vậy là, có gì đó lỏng lẻo trong mối liên kết của mô hình "4 nhà" rồi".

Và ông cho rằng: "Nền kinh tế thị trường, nói đơn giản là phải bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình có... Mình có thể tự hào là một quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, thậm chí có ai nói đùa mình là "nồi cơm của cả thế giới". Tuy nhiên người ta đánh giá rằng nông nghiệp xứ mình có hai điểm yếu, thậm chí là điểm “liệt” chết người, đó là chi phí cao mà chất lượng kém. Trong các bản kế hoạch hay tổng kết ngành nông nghiệp hiếm thấy đánh giá hai điểm yếu này.

Như vậy, nếu quan niệm nông nghiệp chỉ là một ngành sản xuất, chỉ đánh giá sự phát triển thông qua năng suất, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thì không thể thoát ra tình cảnh “giải cứu” như thời gian qua. Ở nhiều quốc gia khác, người ta định vị ngành nông nghiệp là cơ sở của công nghiệp chế biến và thương mại. Khi và chỉ khi làm tốt hai lĩnh vực chế biến và tổ chức hệ thống tiếp thị, phân phối thì mới thoát ra "cái bẫy" đang lùng nhùng như hiện nay".

Rất rõ ràng, chỉ qua một số bài viết và chia sẻ của ông cho thấy sự am hiểu tường tận của ông đối với ngành nông nghiệp.

Từ sự am hiểu ấy, người dân kỳ vọng ngành nông nghiệp trong nhiệm kỳ mới sẽ có sự phát triển đầy khởi sắc, kỳ vọng không còn tình trạng phải "giải cứu nông sản", "được mùa rớt giá" hoặc lo mất mùa vì biến đổi khí hậu...

Ông Lê Minh Hoan sinh ngày 19-1-1961, quê quán tại xã Trà Mỹ, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

Ông Lê Minh Hoan trưởng thành từ cán bộ địa phương trong ngành xây dựng, đã từng đảm nhận các chức vụ phó giám đốc Sở Xây dựng, giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Đồng Tháp.

Sau đó, ông lần lượt giữ các vị trí cao hơn là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp nhiệm kỳ 2010-2015, nhiệm kỳ 2015- 2020; Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV tỉnh Đồng Tháp.

Đến tháng 9-2020, ông được điều động, bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT. 

Xem thêm: lmth.536779-tntpnn-ob-gnourt-ob-mal-naoh-hnim-el-gno/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ông Lê Minh Hoan làm Bộ trưởng Bộ NN&PTNT”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools