vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng Chính sách xã hội bòn rút tiền ngân sách Nhà nước như thế nào?

2021-04-08 13:06

Ngân hàng chính sách xã hội

Kiểm toán Nhà nước về việc kiểm toán Báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước năm 2018 của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), được tiến hành mới đây cho thấy, ngân hàng này đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao và góp phần tích cực thực hiện các chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội. Nhiều hoạt động của đơn vị trong năm 2018 trên các lĩnh vực cho vay, huy động vốn đã đạt kết quả tích cực, đều hoàn thành 100% kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao, chất lượng tín dụng kiểm soát tốt, tỷ lệ dư nợ quá hạn và nợ khoanh dưới 1%.

Tuy nhiên, qua kiểm toán cho thấy còn tồn tại một số hạn chế tại NHCSXH liên quan đến nhóm lợi ích cá nhân.

Trong đó, về công tác quản lý tài chính kế toán, tại thời điểm 31/12/2018, số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng nguồn vốn Trung ương đang vượt quá số dư tối đa (tối đa bằng dư nợ quá hạn và nợ khoanh) theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 62/2016/TT-BTC ngày 15/4/2016 với số tiền hơn 89,5 tỷ đồng. Số dư nguồn vốn ủy thác để cho vay phát triển lâm nghiệm (FSDP) theo hợp đồng vay phụ với Bộ Tài chính theo dõi trên cân đối cao hơn trên biên bản xác nhận nợ giữa Bộ Tài chính và NHCSXH với số tiền 539 triệu đồng.

Đặc biệt, việc thực hiện xóa nợ căn cứ trên việc xác nhận khách hàng "bị coi là mất tích" chưa phù hợp với Điều 5, Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg quy định về nguyên nhân khách quan và Điều 68 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.

ngân hàng chính sách

Năm 2009, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho NHCSXH vay số tiền hơn 5.000 tỷ đồng từ Quỹ Dự trữ ngoại hối để cho học sinh sinh viên, nhưng đến nay đơn vị này vẫn chưa biết trả nợ bằng tiền Việt Nam đồng hay USD.

Báo cáo kết luận của Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ: Trong giấy nhận nợ số 01/2009/NHNN-NHCSXH ngày 31/8/2009 của các bên đều không ghi nhận nguyên giá trị đồng tiền tương ứng, không có thời hạn vay, không có lịch trả nợ.

Đồng thời, NHNN mua lại số ngoại tệ 5.000 tỷ đồng cho Quỹ Bình ổn tỷ giá và giá vàng theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày giao dịch.

Hiện NHCSXH đang hoạch toán, theo dõi là khoản vay VNĐ. Trong trường hợp phải nhận nợ bằng USD, NHCSXH sẽ phát sinh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá lớn.

Để có phương án xử lý khoản nợ này, Thủ tướng đã có thông báo số 137/TB-VPCP ngày 04/9/2018 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về khoản cho vay NHCSXH từ Quỹ Dự trữ ngoại hối.

Theo đó, Thủ tướng giao NHNN chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư Pháp và NHCSXH xem xét, đề xuất phương án xử lý chặt chẽ, đúng pháp luật, phù hợp với tính chất của khoản vay và khả năng trả nợ của NHCSXH, đảm bảo khoản vay hiệu quả đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Tuy nhiên, đến thời điểm kết thúc kiểm toán chưa có phương án xử lý cũng như việc xác định đồng tiền nhận nợ của khoản vay này.

Đối với nguồn vốn nhận uỷ thác cho vay để phát triển lâm nghiệp, qua kiểm toán cho thấy số dư nguồn vốn uỷ thác trên cân đối của NHCSXH cao hơn số dư trên biên bản xác nhận nợ với Bộ Tài chính gần 540 triệu đồng. Theo giải trình của ngân hàng, nguyên nhân là do Bộ Tài chính chuyển USD cho ngân hàng và ghi nhận số dư nợ cho vay bằng VNĐ quy đổi theo tỷ giá liên ngân hàng. Nhưng khi nhận USD, NHCSXH đã bán cho ngân hàng thương mại với giá thời điểm hiện tại và ghi nhận nợ bằng tỷ giá bán nên có sự chênh lệch này.

Trong Văn bản số 252/KTNN-TH, Kiểm toán Nhà nước cho biết, về quản lý vốn và các quỹ, năm 2018, Ngân hàng Chính sách xã hội được cấp bổ sung vốn điều lệ số tiền 3.190 tỷ đồng, số dư vốn điều lệ hết năm là hơn 13.890 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngân hàng này chưa thực hiện đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.

ngân hàng chính sách

Về hoạt động tín dụng, NHCSXH còn có trường hợp lập kế hoạch tín dụng năm 2018 đối với chương trình cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định 15/2013/QĐ-TTg chưa sát so với thực tế, cụ thể: Kế hoạch năm 2018 chi nhánh xây dựng với mức tăng trưởng so với năm 2017 là 80 tỷ đồng, tuy nhiên thực tế thực hiện thì dư nợ giảm so với năm 2017 là 24,8 tỷ đồng.

Qua rà soát dữ liệu cho vay tại một số chi nhánh cho thấy, năm 2018 có nhiều khoản vay của cùng một hộ vay được giải ngân và thu nợ trong cùng một ngày. Cụ thể, chi nhánh Bình Phước số khoản vay có 5.737/27.915 khoản giải ngân (21%), chi nhánh Đắk Nông 5.052/24.685 khoản vay (20%), chi nhánh Tiền Giang 6.011/33.806 khoản vay (17%)… Việc gải ngân thu nợ trong ngày có thể tiềm ẩn rủi ro việc cho vay mới để trả nợ cũ.

Cho vay các chương trình tồn tại những bất cập trong chuyện xác định đúng đối tượng. Một số trường hợp hộ đủ điều kiện vay vốn ưu đãi lãi suất với mức lãi suất là 3,3% năm theo Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020. Tuy nhiên, các hộ này đang vay vốn hộ nghèo với mức lãi suất 6,6% năm.

Hay như, việc xác nhận của UBND cấp xã đối với đối tượng học sinh, sinh viên gia đình gặp khó khăn về tài chính do bị dịch bệnh còn chưa đúng theo quy định tạiF khoản C Thông tư 34/2011/TT-BLĐTBXH ngày 24/11/2011 bổ sung điểm C khoản 2 Mục II Thông tư số 20/2007/TT-ngày 30/11/2007 của Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình xác nhận đối tượng vay vốn theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thanh tra Chính phủ về tín dụng đối với học sinh.

Việc xác định số ngày trả nợ trước hạn làm căn cứ xác định số tiền lãi được giảm khi trả nợ trước hạn đối với chương trình cho vay học sinh, sinh viên chưa phù hợp. Hiện tại học sinh, sinh viên đang vay vốn với cùng một mức lãi suất là 6,6% năm. Tuy nhiên, hộ gia đình học sinh, sinh viên vay vốn có mức độ khó khăn khác nhau, việc áp dụng cùng một mức lãi suất là chưa phù hợp.

Như vậy, việc xác định đúng đối tượng vay ưu đãi của NHCSXH vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

ngân hàng chính sách xã hội

Với hàng loạt bất cập thể hiện dấu hiệu thất thoát vốn Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước đang yêu cầu NHCSXH cùng phối hợp với các ban ngành xử lý dứt điểm tồn đọng trên. Trong đó, ngân hàng này phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan nhằm chứng minh các số liệu công bố theo yêu cầu của Kiểm toán Nhà nước. Đến nay, chưa rõ, công tác thực thi của NHCSXH theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đến đâu?

Được biết, NHCSXH tiếp tục nằm trong danh sách kiểm toán năm 2021. Cụ thể, 5 ngân hàng nằm trong danh sách kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước bao gồm: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank).

Kế hoạch kiểm toán năm 2021 của Kiểm toán Nhà nước ưu tiên lựa chọn kiểm toán tại các đơn vị quản lý tài chính tổng hợp ở Trung ương và địa phương để đánh giá việc thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý tài chính, ngân sách và đầu tư trong cả giai đoạn 2015 - 2020./.

Xem thêm: lmth.44620000042210202-nnsn-neit-tur-nob-ioh-ax-hcas-hnihc-gnah-nagn/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng Chính sách xã hội bòn rút tiền ngân sách Nhà nước như thế nào?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools