vĐồng tin tức tài chính 365

Chiến lược ALL IN ở một công ty toàn nữ tướng: Thực thi chế độ "một kèm một", mỗi sếp nữ sẽ hỗ trợ và dẫn dắt một nhân v

2021-04-08 16:21

“Thiên nga đen” COVID-19 đã khiến nền kinh tế - xã hội toàn cầu rơi vào trạng thái biến động khó lường. Trong bối cảnh đó, thúc đẩy các giá trị bình đẳng, đa dạng và bao trùm cũng như gia tăng quyền năng phụ nữ trong bộ máy lãnh đạo sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng ứng phó, phục hồi và phát triển bền vững.


Càng nhiều phụ nữ trong ban lãnh đạo, khả năng chống sốc trong khủng hoảng càng cao

Đa dạng và bao trùm (diversity and inclusion) là một khái niệm không còn xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các công ty đang theo đuổi hành trình phát triển bền vững.

Một báo cáo chuyên sâu của Deloitte chỉ ra rằng văn hóa đa dạng và bao trùm, trong đó đề cao vai trò và tạo cơ hội phát triển công bằng cho mọi nhân viên, có thể tạo ra những ảnh hưởng bất ngờ tới hoạt động quản trị, kinh doanh và vận hành doanh nghiệp.

Theo báo cáo này, doanh nghiệp thúc đẩy tính đa dạng và bình đẳng giới có thể tăng gấp đôi khả năng đạt hoặc vượt các chỉ tiêu về tài chính, tăng gấp 3 lần năng suất lao động của nhân viên, gấp 6 lần tính sáng tạo, linh hoạt trong công việc, và gấp 8 lần khả năng đạt được những hiệu quả vượt trội trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phát biểu tại Hội thảo "Bứt phá để dẫn đầu trong thời bình thường mới" diễn ra trong tháng 3 vừa qua, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam cho biết: "Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của nền kinh tế toàn cầu, cũng là mong muốn của mỗi doanh nghiệp, nhất là sau khi COVID-19 xảy ra. Một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển bền vững là khai thác nguồn tài nguyên con người, trong đó chú trọng đến bình đẳng giới, tính đa dạng và bao trùm cũng như gia tăng quyền năng kinh tế của người phụ nữ."

Theo bà Thanh, tỷ lệ nữ giới tham gia hội đồng quản trị hoặc các vị trí lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp ở Việt Nam rất thấp. Tính đến ngày 31/12/2020, có gần 400 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE, trong đó tỷ lệ tổng giám đốc và chủ tịch HĐQT là phụ nữ chỉ chiếm 18%, tỷ lệ doanh nghiệp có ít nhất một nữ doanh nhân tham gia trong ban điều hành là khoảng 22,5%, thấp hơn trung bình thế giới là 29%.

Chiến lược ALL IN ở một công ty toàn nữ tướng: Thực thi chế độ một kèm một, mỗi sếp nữ sẽ hỗ trợ và dẫn dắt một nhân viên tài năng thành quản lý - Ảnh 1.

Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam.

Trong khi đó, tại một sự kiện khác do UNDP tổ chức nhân dịp tháng phụ nữ, bà Hà Thu Thanh từng chia sẻ rằng lợi thế lớn nhất đối với nữ giới khi đảm nhiệm vai trò lãnh đạo nằm ở những giá trị đặc trưng thiên bẩm của họ. Sự tự tin, sự tận tâm, hào phóng, giàu lòng trắc ẩn đã tạo ra những gắn kết bền vững trong văn hóa của doanh nghiệp do nữ doanh nhân làm chủ, là bệ đỡ cho tổ chức trong giai đoạn khủng hoảng.

Giữa bối cảnh bùng phát đại dịch trên toàn cầu, nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy các công ty có tỷ lệ nữ giới trong đội ngũ quản lý từ cấp trung trở lên càng cao thì dường như khả năng tạo dựng quan hệ, quản trị rủi ro và ứng phó với đại dịch càng trở nên tốt hơn.

Tuy nhiên, do đặc thù môi trường doanh nghiệp Việt, việc hiện thực hóa đa dạng và bình đẳng giới vẫn chưa đạt được những hiệu quả như kỳ vọng khi 95% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa. Dù sở hữu phần lớn lực lượng của thị trường lao động nhưng phần lớn lãnh đạo các doanh nghiệp này lại chưa đặt mối quan tâm vào các hoạt động phát triển bền vững cũng như bình đẳng giới.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp chưa thực sự tìm được cách biến ý tưởng thành hành động, biến hành động thành cam kết, để khiến văn hóa đa dạng và bao trùm trở thành vũ khí mềm cho sự phát triển của doanh nghiệp.


Chiến lược ALL IN ở Deloitte

Deloitte Việt Nam là một trong các công ty đầu tiên tại Việt Nam nhận chứng chỉ bình đẳng giới toàn cầu EDGE cấp độ MOVE - một trong những chứng chỉ uy tín và có giá trị nhất về bình đẳng giới trên thế giới, cũng là doanh nghiệp tiên phong thực thi hiệu quả văn hóa đa dạng, bao trùm và thúc đẩy bình đẳng giới.

Theo Giám đốc Nhân sự Trần Thu Trang, từ năm 2018, họ đã triển khai một chiến lược toàn cầu mang tên ALL IN nhằm đảm bảo việc sự đa dạng, hòa nhập và bình đẳng giới được thực thi triệt để. "Chúng tôi hướng tới một môi trường làm việc công bằng, nơi mọi người có cơ hội bình đẳng như nhau để cống hiến cho sự phát triển của công ty, để trưởng thành và tỏa sáng", bà Trang cho biết.

Thay vì các công cụ, hệ thống và tiêu chí đánh giá từ bên ngoài, ALL IN là một chiến lược hiện thực hóa văn hóa đa dạng và bao trùm từ bên trong ra với cấp độ cao nhất. Thực thi ALL IN nhất quán tại đây tạo cho người lao động một môi trường khiến họ tự hào, tự tin và được là chính mình nhất, bao gồm không chỉ phụ nữ hay nam giới, mà cả những người lao động có xuất phát điểm thấp, người tàn tật, người yếu thế.

Bà Trang cho biết, từ chiến lược này, công ty đã chia nhỏ ra các nhóm mục tiêu, từ đó triển khai các hệ chính sách hỗ trợ cụ thể và toàn diện trên mọi phương diện, từ quy trình tuyển dụng, đào tạo, thăng chức, tăng lương…

Doanh nghiệp cũng đảm bảo việc tìm kiếm đội ngũ lãnh đạo kế cận và bổ nhiệm phù hợp như chế độ "một kèm một" – mỗi nữ lãnh đạo sẽ hỗ trợ, dẫn dắt một số nhân viên có năng lực quản lý, hoặc các chính sách đào tạo, chương trình huấn luyện riêng như Women’s Leadership Edge, để giúp nữ nhân viên sớm được khai phá tiềm năng, ghi nhận năng lực và có những cơ hội phát triển tốt hơn. Họ cũng nỗ lực tạo ra những trải nghiệm công việc tốt hơn bằng chính sách làm việc linh hoạt về cả thời gian và địa điểm cho nhân viên, đặc biệt là các nhân viên nữ.

Đặc biệt, một trong những bí quyết thành công trong việc thực thi ALL IN, đó là chỉ số Lãnh đạo Bao trùm (Inclusive Leadership). Theo đó, việc xây dựng doanh nghiệp trở thành nơi làm việc tốt nhất cũng như hoạt động xây dựng văn hóa đa dạng và bao trùm phải là trách nhiệm của mỗi lãnh đạo trong công ty thông qua việc áp KPI. Mỗi nhà lãnh đạo trong công ty đều phải có trách nhiệm nêu gương nhằm tạo ra những giá trị cộng hưởng trong tổ chức.

"Chúng tôi đan xen phần cứng và phần mềm như vậy, biến chiến lược thành một hệ chính sách để tạo ra sức mạnh đồng nhất, bệ đỡ vững chắc nhằm triển khai ALL IN thành công tại Việt Nam", bà Trang kết luận.

Nhờ chiến lược này, doanh nghiệp đã giữ chân nhiều nhân tài, gia tăng đáng kể năng suất lao động, khuyến khích nhân viên sáng tạo và cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Để biến bình đẳng giới và văn hóa đa dạng từ chiến lược, chương trình hành động trở thành tinh thần, giá trị của doanh nghiệp là một con đường không dễ dàng.

"Cần có thời gian để các doanh nghiệp thực sự nhận thức bình đẳng và đa dạng như một công cụ hỗ trợ phục hồi, ứng phó và phát triển. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng của các tổ chức, hiệp hội như VBCWE, VBCSD, cùng các doanh nghiệp tiên phong, chúng ta sẽ thành công kiến tạo giá trị cho sự bền vững bằng những nỗ lực, bền bỉ và kiên trì", bà Hà Thu Thanh khẳng định.

Kiều Anh

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem thêm: nhc.35715855180401202-yl-nauq-hnaht-neiv-nahn-tad-nad-av-ort-oh-es-gnout-un-iom-tom-mek-tom-od-ehc-iht-cuht-gnout-un-naot-yt-gnoc-tom-o-ni-lla-coul-neihc/nv.zibefac

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chiến lược ALL IN ở một công ty toàn nữ tướng: Thực thi chế độ "một kèm một", mỗi sếp nữ sẽ hỗ trợ và dẫn dắt một nhân v”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools