vĐồng tin tức tài chính 365

Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng trở lại

2021-04-09 03:27

Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng trở lại

Khánh Lan

(KTSG Online) – Sau khi bán ròng vàng trong tháng 1, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu mua ròng vàng trở lại trong tháng 2 dù khối lượng mua chỉ ở mức khiêm tốn.

Trong tháng 1, các ngân hàng trung ương mua ròng vàng với khối lượng 8,8 tấn. Ảnh: Voice Press

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), công bố hôm 7-4, các ngân hàng trung ương đã mua ròng vàng với khối lượng 8,8 tấn trong tháng 2. Trong tháng 1, các ngân hàng trung ương, dẫn đầu là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga bán ròng 25,5 tấn vàng. Trong tháng 2, Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ (CBRT) tiếp tục bán 11,7 tấn vàng nhưng tổng khối lượng vàng mà các nước khác mua vào vượt trội con số này.

Năm ngoái, CBRT là ngân hàng trung ương mua ròng vàng mạnh nhất với khối lượng 134,5 tấn. Trong những tháng qua, chính phủ Thổ Nhĩ kỳ bán vàng để ứng phó nguy cơ khủng hoảng tiền tệ khi đồng lira giảm giá mạnh trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp khó khăn.

Krishan Gopaul, Giám đốc thông tin thị trường ở WGC, cho biết: “Sức mua vàng của Ấn Độ (11,2 tấn), Uzbekistan (7,2 tấn) Kazakhstan (1,6 tấn) Colombia (0,5 tấn) vượt khối lượng vàng bán đáng kể duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 2. Như vậy, từ đầu năm đến nay, các ngân hàng trung ương vẫn bán ròng 16,7 tấn vàng”.

Vàng là tài sản quan trọng và thường chiếm một tỷ trọng lớn trong kho dữ trự ngoại hối của các ngân hàng trung ương. Năm ngoái, đại dịch Covid-19 đã đẩy giá vàng tăng vọt khi giới đầu tư đổ xô rót tiền vào vàng, kênh trú ẩn tài sản an toàn được yêu thích trong những thời kỳ bất ổn.

Giá vàng đã tăng lên mức kỷ lục 2.084 đô la Mỹ/oune vào tháng 8 năm ngoái nhưng đã giảm khoảng 15% kể từ đó và đang giao dịch trên mức 1.700 đô la/ounce. Sức hấp dẫn của vàng suy giảm khi các chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 và dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ làm dấy lên hy vọng kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi nhanh hơn dự kiến.

Các ngân hàng trung ương duy trì mua ròng vàng trong phần lớn thập kỷ qua nhưng chuyển sang bán ròng trong quí 3-2020 khi một số nước tận dụng giá vàng tăng mạnh để ‘chốt lời’.
Giờ đây, khi các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) vàng bị rút ròng, thị trường vàng trông chờ vào nhu cầu các ngân hàng trung ương.

WGC cho biết bức tranh nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương vẫn không chắc chắn sau khi họ dao động giữa bán ròng và mua ròng vàng trong những tháng gần đây. Gopaul cho rằng có hai lý do để khẳng định rằng hành động bán ròng vàng gần đây của các ngân hàng trung ương không phải báo hiệu sự thay đổi lập trường của họ đối với vàng với tư cách là tài sản dự trữ.

Thứ nhất, hành động bán ròng đến một từ một nhóm nhỏ ngân hàng trung ương bán vàng với khối lượng lớn, làm thay đổi sự cân bằng mua bán trong những tháng gần đây. Thứ hai, những ngân hàng này bán vàng vì nhiều yếu tố bao gồm chính phủ của họ đối mặt với khó khăn kinh tế do tác động của đại dịch Covid-19, nhu cầu vàng trong nước gia tăng và phục vụ các chương trình đúc đồng xu vàng.

Gopaul nói: “Chúng tôi tiếp tục chứng kiến sức mua vàng ở mức vừa phải và ổn định từ các nước khác dù hành động mua này cũng chỉ tập trung ở một nhóm nhỏ ngân hàng trung ương”. Chẳng hạn, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ tiếp tục mua thêm 6,5 tấn vàng trong tháng 3. “Chúng tôi kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ mua ròng vàng trong năm 2021 nhưng nhu cầu trước mắt của họ vẫn đang cân bằng chặt chẽ”, Gopaul nói.

Thực tế cho thấy một số nước đang hoặc chuẩn bị mua vàng với khối lượng lớn. Hôm 7-4, Ngân hàng quốc gia Hungary (MNB) cho biết đã mua thêm vàng hồi tháng trước để tăng gấp ba lần khối lượng vàng dự trữ từ 31,5 tấn lên 94,5 tấn, tức mua thêm hơn 60 tấn. Đây là khối lượng vàng mua vào lớn nhất của một ngân hàng trung ương kể từ tháng 6-2019, khi Ngân hàng trung ương Ba Lan mua 94,9 tấn vàng.

MNB quyết định tăng khối lượng vàng dự trữ sau khi cân nhắc các mục tiêu chiến lược chính sách kinh tế và quốc gia trong dài hạn. “Nhu cầu quản lý các rủi ro mới nảy sinh từ đại dịch Covid-19 cũng đóng một vai trò trong quyết định này.

Sự gia tăng trên toàn cầu về nợ của các chính phủ và các lo ngại lạm phát càng nâng cao tầm quan trọng của vàng trong chiến lược quốc gia với tư cách là tài sản trú ản toàn và là nơi bảo tồn giá trị”, MNB cho hay.
Tháng trước, Thống đốc Ngân hàng trung ương Ba Lan (NBP), Adam Glapinski nói rằng NBP có thể mua ít nhất 100 tấn vàng trong những năm tới để củng cố sức mạnh kinh tế của đất nước.

Theo WGC, trong năm 2020, khối lượng vàng mua ròng của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu là 273 tấn, giảm 59% so với năm trước đó. Hiện nay, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang nắm giữ khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới, 8.133,5 tấn, đứng ngay sau đó là Ngân hàng trung ương Đức (3.362,4 tấn) và Ngân hàng trung ương Ý (2,451,8 tấn), Ngân hàng trung ương Pháp (2.436,2 tấn), Ngân hàng trung ương Nga (2.295,4 tấn).

Theo National News, Bloomberg

Xem thêm: lmth.ial-ort-gnav-gnor-aum-gnou-gnurt-gnah-nagn-cac/303513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Các ngân hàng trung ương mua ròng vàng trở lại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools