vĐồng tin tức tài chính 365

Đừng khóc Nguyễn Du bằng một bộ phim dở tệ

2021-04-09 06:53
Đừng khóc Nguyễn Du bằng một bộ phim dở tệ - Ảnh 1.

Kiều và Thúc Sinh trong phim "Kiều"

Phim Kiều (đạo diễn Mai Thu Huyền, biên kịch Phi Tiến Sơn) có rất nhiều cảnh khóc. Tuy nhiên, những giọt nước mắt đó không hề có bóng dáng tri âm.

Thô, vụng, sống sượng, không hề tri âm

Khóc rất nhiều nhưng hầu như không có nội tâm, đó là một nghịch lý của nhiều phim Việt. Với Kiều cũng vậy.

Đứng trước việc phản ánh bi kịch, cách xử lý "trăm phim như một" là để diễn viên khóc thật nhiều, vật vã, sướt mướt, kết thúc bằng một tiếng gào thét được xử lý thành âm thanh vang vọng. Đó là lối thể hiện cũ kỹ của phim Việt nói chung và Kiều nói riêng.

Trong dàn nhân vật, chỉ riêng Hoạn Thư được mô tả diễn biến nội tâm. Từ người vợ mòn mỏi chờ chồng, không được chồng đoái hoài, Hoạn Thư phát hiện và chứng kiến cảnh chồng say đắm ân ái với một người đàn bà khác.

Nhân vật vừa ghen tuông, căm hận, vừa khao khát tình yêu và những cái vuốt ve từ chồng. Thế nhưng, lối thể hiện quá thô, vụng. Trường đoạn Hoạn Thư vừa ân ái với Thúc Sinh vừa trả thù Kiều được dàn dựng rườm rà, sống sượng về cả âm thanh, hình ảnh lẫn dụng ý.

Kiều yếu và cũ, hồn ma Đạm Tiên thảm họa

Với tầm vóc của nguyên tác, Kiều là nhân vật không chỉ nổi tiếng trong văn học mà còn là một biểu tượng trong xã hội, vượt qua biến thiên thời đại và đến nay vẫn là một hình tượng bất hủ. Tài sắc vẹn toàn, Kiều còn có tấm lòng rộng lượng khi đồng cảm với số phận "nửa chừng xuân" đau thương dưới nấm mồ cô quạnh của Đạm Tiên.

Nhưng Kiều này thì không. Đây có thể là một trong những phiên bản Kiều kém nhất trên cả sân khấu lẫn phim ảnh Việt. Vai Kiều trong phim đã bị tước đi hai thứ: phong thái và đất diễn. Trong vai Kiều, Trình Mỹ Duyên xinh đẹp nhưng non nớt, diễn xuất yếu ớt. Đất diễn và nội tâm của vai Kiều quá ít ỏi để tạo dấu ấn.

Phim dành nhiều thời lượng cho sự vật vã đau khổ của Hoạn Thư và một nhân vật kỳ lạ khác - Đạm Tiên, do chính Mai Thu Huyền đóng. Hồn ma Đạm Tiên là thay đổi mạo hiểm nhất của phim Kiều nhưng cũng là thất bại nặng nề. Về tạo hình, tính cách và hành động, nhân vật đánh mất ý nghĩa của Đạm Tiên trong nguyên tác.

Đạm Tiên trong phim như một thế lực siêu nhiên có thể dùng phép thuật xô ngã, thổi bay, tấn công con người... Đây là một Đạm Tiên hận thù đàn ông, ngăn cấm Kiều yêu Thúc Sinh, đặt dao vào tay Kiều kích động trả thù. Sự giao cảm giữa 2 người chỉ thể hiện qua vài câu nói ơ hờ, lời hứa bảo vệ và một màn cãi vã khó nghe vì hiệu ứng âm thanh.

Trong nguyên tác, mối giao cảm là rất lớn khi Đạm Tiên báo mộng cho Kiều về số mệnh của nàng. Đạm Tiên như người bạn đồng hành, mang tính tâm linh (nói về tiền kiếp, duyên kiếp, trả nghiệp), khuyên nhủ và động viên Kiều rồi tiên báo nàng "phận mỏng phúc dày" và sẽ bước qua dâu bể.

Đừng tưởng niệm Nguyễn Du bằng sản phẩm dở tệ

Đúng như lo ngại của nhiều khán giả khi xem trailer, bộ phim biến "tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột" thành câu chuyện tình tay ba đầy "drama" cũ kỹ. Phim như phiên bản kéo dài của trailer kéo dài: thô, vụng, diễn xuất yếu và không có chút phong vị cổ điển, tình tiết lộn xộn, câu chuyện mờ nhạt, kỹ xảo như một trò đùa.

Các cảnh nóng hầu hết diễn ra ngoài trời để tận dụng cỏ cây hoa lá nhưng phô da thịt, lại diễn ra quá dài.

Nhà làm phim nói rằng thân phận, tâm trạng những người đàn bà trong tác phẩm của Nguyễn Du - không chỉ Kiều mà còn Hoạn Thư, Đạm Tiên - đều cần được tôn trọng và khắc họa. Nhưng dường như đây chỉ là lời nói hoa mỹ, khi bộ phim không hề làm được điều đó.

Và với Thúc Sinh, Kiều đã tạo nên một Thúc Sinh là sự kết hợp của cả Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải trong truyện gốc khi vừa vẽ vời, đọc thơ, vừa buôn lụa và rất giỏi võ.

Những tưởng người đàn ông hội đủ các yếu tố đó thì phải là người hoàn hảo và mạnh mẽ, nhưng vẫn như trong truyện, Thúc Sinh rất yếu đuối, nhu nhược, hèn nhát, chỉ biết đắm chìm trong tình yêu với Kiều, trốn vợ chung sống với Kiều dù biết đó chỉ hạnh phúc ngắn ngủi, để vợ biến mình thành công cụ trả thù.

Kiều chỉ như một bản vẽ minh họa đơ cứng như chính bức tranh Kiều trong phim vậy. Dàn nhân vật phụ (Phương Thanh, Lê Khanh, Hiếu Hiền...) và quần chúng lại được thể hiện với tính cách ngô nghê, diễn xuất hời hợt.

Biên kịch Phi Tiến Sơn của Kiều nói: "Câu hỏi quan trọng nhất của Truyện Kiều là câu hỏi về quyền con người. Câu hỏi đó vượt lên tình yêu, vượt lên tất cả. Làm sao giải phóng được nàng Kiều? Làm sao toát lên khát vọng tự do, yêu thương, được làm con người của nàng Kiều?

Thúc Sinh, Thúy Kiều, Hoạn Thư - cả ba con người này đều có khát vọng tự do, đều khao khát quyền làm người. Đừng nghĩ đây là mối tình tay ba thông thường".

Đó là góc nhìn tốt về Truyện Kiều, nhưng một lần nữa, bộ phim không hề thể hiện được.

Có một suy nghĩ phổ biến rằng ý câu thơ "Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như" của đại thi hào Nguyễn Du là mong hậu thế xót thương mình.

Nhưng nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại từng phân tích, một tác gia minh triết và thấu hiểu "thập loại chúng sinh" như Nguyễn Du không thể nào chỉ mong người ta khóc mình.

Đúng hơn, ông mong hậu thế hiểu mình, đồng cảm với mình, cùng khóc và đau đớn cho những số kiếp "chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".

Như ông đã "khóc" cho Kiều, cho Đạm Tiên, cho Tiểu Thanh trong bài thơ Độc Tiểu Thanh ký nói trên. Như Kiều đã khóc cho Đạm Tiên. Tác phẩm của Nguyễn Du hội tụ những tấm lòng tri âm qua nhiều thế hệ, nhiều số phận.

Kiều@: Phim dở chuyển thể từ Kiều@: Phim dở chuyển thể từ 'Nửa đời hương phấn' nhưng mượn danh 'Truyện Kiều'

TTO - Kiều@ thực chất là bản điện ảnh của vở cải lương kinh điển 'Nửa đời hương phấn', được công khai mua bản quyền. Việc đoàn phim gắn tên tác phẩm với Truyện Kiều dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt khi chất lượng phim quá tệ, đúng là thảm họa điện ảnh.

Xem thêm: mth.77941120280401202-et-od-mihp-ob-tom-gnab-ud-neyugn-cohk-gnud/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đừng khóc Nguyễn Du bằng một bộ phim dở tệ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools