Thời gian gần đây, cơ quan chức năng phát hiện một số nhà dân trồng cây anh túc (thuốc phiện) để ngâm rượu. Cơ quan chức năng cũng đã phát hiện, xử phạt tài xế dương tính với ma túy sau khi uống rượu anh túc...
Theo Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), dùng rượu ngâm anh túc cũng có nguy cơ tương tự như dùng các loại ma túy khác. Tùy theo lượng cây anh túc ngâm trong rượu và lượng rượu ngâm sử dụng, dùng càng nhiều và lượng cây ngâm trong rượu càng nhiều thì nguy cơ ngộ độc càng lớn hơn.
TS Trương Thị Ngọc Lan, phó viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, cho biết cây anh túc còn được gọi là cây thuốc phiện. Trước đây trong Đông y, anh túc xác (quả anh túc đã chiết bỏ nhựa) được sử dụng làm thuốc chữa giảm đau, tiêu chảy... Người bệnh phải dùng anh túc xác theo kê toa bác sĩ, với liều lượng phù hợp, tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Tuy nhiên, do quy định cây anh túc bị cấm trồng tại Việt Nam nên hiện nay việc dùng anh túc xác trong chữa bệnh rất hiếm, dường như không còn.
PGS Nguyễn Hữu Đức (Trường đại học Y dược TP.HCM) cho hay trong nhựa toàn thân cây anh túc, đặc biệt là quả, đều chứa ma túy như morphin, codein, narcotin...
Vì thế, uống rượu anh túc là một hình thức sử dụng ma túy. Chúng sẽ gây ảo giác, hoang tưởng, đê mê, sa sút tâm thần. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ức chế thần kinh, huyết áp cao, nghẽn mạch, loạn nhịp tim...
Bác sĩ Ngọc Lan cho rằng so với cần sa và một số loại nấm thần "đội lốt" ma túy thì cây anh túc nguy hiểm hơn, gây nghiện nhanh hơn. "Khi đưa vào miệng thứ gì thì phải biết chúng có ưu, nhược điểm ra sao. Người uống rượu cây anh túc chắc chắn sẽ dương tính với ma túy" - bác sĩ Ngọc Lan nói.
TTO - Ngày 17-3, đại diện Đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Đội 3) Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết vừa phát hiện trường hợp tài xế dương tính với ma túy trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Xem thêm: mth.57342059090401202-cod-ogn-neihgn-yag-cut-hna-yac-magn-uour-oab-hnac/nv.ertiout