Gia đình ông Cao Thanh Bình (huyện Đức Linh, Bình Thuận) đang trồng 1 ha mít, đã từng vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội nhưng hạn mức cũ chỉ được 50 triệu đồng. Do vậy ông chỉ duy trì được vườn mít ở quy mô nhỏ, hiện số tiền này được nâng lên gấp đôi, ông Bình đã vay thêm để mở rộng trồng thêm các loại cây trồng khác.
Còn ở Tây Nguyên, các loại cây trồng như: cà phê, cao su, cây công nghiệp luôn đòi hỏi mức đầu tư khá lớn. Trong khi đó nguồn vốn của bà con thường hạn chế, bởi vậy việc tăng mức cho vay của ngân hàng chính sách sẽ giúp các hộ nghèo, cận nghèo có được cơ hội và điều kiện phát triển kinh tế.
Việc tăng mức cho vay của ngân hàng chính sách sẽ giúp các hộ nghèo, cận nghèo có được cơ hội và điều kiện phát triển kinh tế. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
"Đây là chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước, thông qua đó sẽ giúp bà con đảm bảo được nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, nâng cao năng suất, đời sống thu nhập", ông Vũ Tá Long, Chủ tịch UBND huyện Đắk G'long, Đắk Nông, nhận định.
Việc nâng mức cho vay lên đến 100 triệu đồng và thời gian cho vay lên tới 10 năm được ví như chiếc cần câu vì giúp người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có điều kiện để đầu tư sản xuất, cải thiện cuộc sống và là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm hạn chế, ngăn ngừa tín dụng đen ở những vùng nông thôn.
Cùng với việc nâng mức vay và thời gian cho vay, việc cắt giảm các thủ tục, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu vay vốn cũng đang được ngân hàng chính sách thực hiện rốt ráo. Các điểm giao dịch của ngân hàng được bố trí đến từng xã, từng tổ, nhóm, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa còn khó khăn để nắm bắt và kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân.
VTV.vn - Cho vay tiêu dùng được dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới nhờ vào các ứng dụng công nghệ, giúp đơn giản hóa thủ tục vay vốn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!