Các phương tiện vận tải bắt buộc phải lắp camera hành trình trong quá trình lưu thông, nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật...
Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), hiện nay với tình hình giao thông ngày càng phức tạp, cơ sở hạ tầng phát triển không đáp ứng kịp so với sự gia tăng về số lượng phương tiện.
Camera hành trình còn được gọi là thiết bị giám sát hành trình hay camera giám sát hành trình là hệ thống camera giúp lưu trữ các thông tin ghi được trên suốt quá trình xe lăn bánh.
Ngoài ra, camera hành trình còn có khả năng quan sát xung quanh với góc quay rộng, hỗ trợ cho việc lái xe an toàn cũng như tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Đối với bất cứ phương tiện nào khi tham gia giao thông cũng cần phải đặt yếu tố an toàn lên hàng đầu. Vì thế, việc sử dụng camera hành trình đối với những loại phương tiện phổ biến như ôtô, xe máy là điều hết sức cần thiết.
Ngày 17.1.2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2020 Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, trong đó quy định thời hạn đối với các xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo; ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trước ngày 1.7.2021 (camera giám sát).
Tại Khoản 6 Điều 28 Nghị định số 100/2019 ngày 30.12.2019 của Chính phủ quy định về Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau: Phạt tiền từ 5-6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 10 -12 triệu đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Sử dụng xe ôtô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định;
Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ôtô về máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 1 - 3 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm.
Xem thêm: odl.087798-oas-ar-tahp-ux-ib-hna-hnih-urt-uul-gnohk-hnirt-hnah-aremac-pal-oto/taul-pahp/nv.gnodoal