Tổng thống Iran Hassan Rouhani đánh giá các thành tựu hạt nhân mới của Iran trong Ngày năng lượng hạt nhân quốc gia của Iran tại Tehran ngày 10-4-2021 - Ảnh: REUTERS
Xuất hiện trên truyền hình quốc gia, ông Ali Akbar Salehi cho biết Iran có quyền đưa ra các hành động chống lại thủ phạm.
Sáng sớm ngày 11-4, Behrouz Kamalvandi, người phát ngôn của Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI), xác nhận lưới điện phân phối ở Natanz đã gặp sự cố. Mặc dù không có thương vong hay ô nhiễm độc phóng xạ, truyền thông Iran cho biết ông Kamalvandi bị tai nạn ở Natanz, "bị thương ở đầu và chân" mà không tiết lộ nguyên nhân.
Cơ sở hạt nhân ngầm Natanz nằm trên sa mạc ở tỉnh Isfahan, miền Trung Iran và có vai trò chính trong chương trình làm giàu uranium của Iran. Thanh tra của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc, giám sát hoạt động ở cơ sở này.
Ông Salehi khẳng định: "Trong khi lên án hành động đáng khinh bỉ này, Iran nhấn mạnh sự cần thiết đối với cộng đồng quốc tế và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế trong việc đối phó với vụ khủng bố hạt nhân này và có quyền hành động chống lại các thủ phạm".
Theo Reuters, Israel, quốc gia cáo buộc Iran tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân để sử dụng chống lại nước này, chưa có phát ngôn chính thức nào. Tuy nhiên, tại buổi lễ ngày 11-4 với các lãnh đạo quân đội và tình báo trước thềm kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Israel tuần tới, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho rằng cuộc chiến chống hạt nhân hóa Iran là một nhiệm vụ to lớn của đất nước.
Trong khi đó, đài phát thanh công cộng Kan của Israel dẫn nguồn tin tình báo nhưng không tiết lộ của quốc gia nào, cho biết cơ quan gián điệp Mossad của Israel đã thực hiện một cuộc tấn công mạng tại địa điểm này. Theo đài này, thiệt hại thực sự lớn hơn những gì Iran báo cáo.
Sự cố tại Natanz xảy ra chỉ một ngày sau khi Iran bắt đầu đưa các máy ly tâm tiên tiến làm giàu urani với tốc độ nhanh hơn vào hoạt động tại Natanz để phục vụ các mục đích hòa bình.
Hiện nay, Tehran và Washington đang cố gắng hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với các cường quốc. Năm 2018, tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ bỏ thỏa thuận này và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đã được dỡ bỏ với Iran và nhiều biện pháp khác.
Để đáp trả các lệnh trừng phạt của Mỹ, Iran đã từng bước vi phạm nhiều mức hạn chế trong thỏa thuận. Trong các cuộc đàm phán gián tiếp diễn ra ở Vienna vào mới đây, Iran và Mỹ đều đưa ra lập trường cứng rắn về cách thức đưa cả hai trở lại tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận.
TTO - Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này đã đồng ý nói chuyện với các đối tác châu Âu, Nga và Trung Quốc để xác định các vấn đề liên quan đến việc quay trở lại thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Xem thêm: mth.68284356021401202-nahn-tah-ob-gnuhk-al-nari-auc-znatan-nahn-tah-os-oc-iat-oc-us-nari/nv.ertiout