Công an quận 3, TP.HCM làm căn cước công dân lưu động cho người dân các phường 12, 13, 14 tại nhà thờ Vườn Xoài - Ảnh: TỰ TRUNG
Theo quy định, công dân Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú, lưu trú với cơ quan công an có thẩm quyền. Việc này nhằm bảo đảm thực hiện các quyền công dân, cũng như giải quyết các thủ tục hành chính phát sinh liên quan công dân đó.
Luật căn cước công dân năm 2014 quy định công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND/CCCD. Khi làm CMND/CCCD phải xuất trình hộ khẩu (ghi nhận nơi thường trú).
Luật cư trú năm 2006 (hiện hành) quy định nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trường hợp không xác định được nơi thường trú và nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.
Trên thực tế, có không ít trường hợp người dân vì mưu sinh đã di chuyển qua nhiều nơi mà không thực hiện thủ tục khai báo thay đổi nơi cư trú dẫn đến hộ khẩu thường trú ở quê cũ đã bị xóa, trong khi họ cũng không đăng ký tạm trú ở bất cứ nơi nào.
Do đó, theo hướng dẫn của Bộ Công an, người không đăng ký thường trú và cũng không đăng ký tạm trú tại địa phương nào thì cần đến cơ quan công an phường - xã nơi người đó đang sinh sống đề nghị xác định nơi cư trú và hướng dẫn thủ tục đăng ký cư trú và xin cấp căn cước công dân.
TTO - Trần Đình Núi đi xin làm căn cước công dân đã nhận điều bất ngờ khi được các chiến sĩ Công an Hà Tĩnh chủ động tổ chức sinh nhật khi em tròn 14 tuổi.
Xem thêm: mth.75882351121401202-oas-ar-couc-nac-mal-iht-urt-mat-urt-gnouht-ion-oc-gnohk/nv.ertiout