vĐồng tin tức tài chính 365

Lưu ý quan trọng khi điền tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip?

2021-04-12 16:35

Để thực hiện thủ tục đổi căn cước công dân (CCCD) gắn chíp công dân phải thực hiện việc điền vào tờ khai theo mẫu do Bộ Công an quy định.

Hiện nay, nhiều địa phương đang triển khai cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Theo Bộ Công an, dự kiến, đến trước ngày 1.7.2021, trên cả nước sẽ cấp khoảng 50 triệu thẻ căn cước công dân mới đối với các trường hợp đủ điều kiện được cấp thẻ, ưu tiên cấp cho các cá nhân từ 14 tuổi trở lên và thường xuyên thực hiện các giao dịch.

Ngày 12.4, trao đổi với PV Lao Động, luật sư Nguyễn Danh Huế - Đoàn LS TP.Hà Nội cho biết: Để thực hiện thủ tục đổi CCCD gắn chíp công dân phải thực hiện việc điền vào tờ khai theo mẫu do Bộ Công an quy định. Để tránh điền sai thông tin, ảnh hưởng đến giấy tờ sau này, người dân cần lưu ý trong một vài trường hợp đặc biệt.

Đầu tiên, LS Huế lưu ý, công dân cần phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh theo giấy khai sinh trong tờ khai làm CCCD.

Đối với những trường hợp đặc biệt trên CMND cũ trước đây hoặc khai sinh trước đây không có ngày, tháng sinh thì công dân sẽ phải cung cấp giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận của cơ sở y tế nơi cá nhân sinh ra để bổ sung thông tin.

Trường hợp công dân không có giấy tờ hợp lệ về ngày, tháng sinh, thì đến UBND cấp xã nơi làm thủ tục đăng ký khai sinh lần đầu hoặc UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú để làm thủ tục bổ sung ngày, tháng sinh vào giấy khai sinh, sau đó làm thủ tục cấp CCCD gắn chíp theo quy định.

Tôn giáo của công dân được xác định theo Giấy khai sinh hoặc nếu có thay đổi thì xác định theo giấy tờ chứng nhận dân tộc, tôn giáo của cơ quan có thẩm quyền.

Trường hợp, công dân điền tôn giáo khác với giấy khai sinh nếu thì phải có giấy tờ chứng minh theo quy định.

Theo Luật sư Nguyễn Danh Huế, đối với mục quê quán, phải ghi chi tiết từ đơn vị hành chính cấp xã, huyện tới tỉnh, căn cứ theo Giấy khai sinh và Sổ hộ khẩu.

"Theo Luật hộ tịch 2014, quê quán của một cá nhân sẽ được xác định theo quê quán của cha hoặc quê quán của mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong Tờ khai đăng ký khai sinh. Nhiều người vẫn cứ hiểu Quê quán là nơi sinh nhưng thực tế không phải vậy" - Luật sư Huế lưu ý.

Một lưu ý khác được vị luật sư này nêu ra đó là, trong trường hợp, người đến làm thủ tục không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì có thể nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải ghi “Người viết hộ”, kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.

Đang làm thủ tục ly hôn điền tờ khai CCCD gắn chíp thế nào?

Giải thích về quy định này, LS Nguyễn Danh Huế cho biết, theo quy định, có 3 tình trạng hôn nhân: Chưa kết hôn, đã kết hôn hoặc đã ly hôn.

Đối với trường hợp đang làm thủ tục ly hôn thì ngay tại thời điểm kê khai, nếu như Bản án ly hôn hay Quyết định công nhận thuận tình ly hôn chưa có hiệu lực thì vẫn được xác định là đã kết hôn.

Xem thêm: odl.080898-pihc-nag-nad-gnoc-couc-nac-pac-ihgn-ed-iahk-ot-neid-ihk-gnort-nauq-y-uul/taul-pahp/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lưu ý quan trọng khi điền tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân gắn chip?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools