Án phạt được cho là "giơ cao đánh khẽ" trên đã giúp chứng chỉ lưu ký tại Mỹ của Alibaba tăng vọt 9,3% trong phiên giao dịch ngày 12/4 tại New York - mức tăng mạnh nhất trong gần 4 năm. Về phần Jack Ma, người đồng sáng lập của Alibaba, tài sản của ông tăng 2,3 tỷ USD lên 52,1 tỷ USD, theo thống kê của Bloomberg Billionaires Index.
Khoản phạt trên không quá nghiêm trọng như nhiều nhà đầu tư lo ngại và chỉ tương đương 4% doanh thu nội địa của Alibaba trong năm 2019. Con số này thấp hơn nhiều so với mức phạt tối đa 10% doanh thu theo luật pháp Trung Quốc. Dù Alibaba sẽ phải thực hiện một số điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh, ông Joseph Tsai, Phó chủ tịch công ty, cho biết nhà chức trách không áp đặt những thay đổi lên chiến lược kinh doanh cốt lõi của công ty. Ông Tsai cũng khẳng định Alibaba đã sẵn sàng để tiến lên.
"Alibaba sẽ không thể đạt được kết quả tăng trưởng hiện có nếu không nhờ những chính sách và dịch vụ của chính phủ. Đồng thời, sự giám sát, lượng thứ và ủng hộ từ tất cả khách hàng nội địa là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của chúng tôi", Alibaba cho biết trong một bức thư công khai sau khi nhận án phạt kỷ lục. "Với những điều này, chúng tôi dành tất cả sự cảm ơn và tôn trọng".
Jack Ma, dù tới năm ngoái vẫn là người giàu nhất Trung Quốc, đã thiệt hại hàng tỷ USD sau khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu chiến dịch siết kiểm soát các hãng công nghệ với động thái đầu tiên là đình chỉ vụ niêm yết cổ phiếu của Ant Group - hãng công nghệ tài chính liên kết của Alibaba. Sau đó, Alibaba cũng bị điều tra việc lợi dung vị thế độc quyền để cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường thương mại điện tử. Hiện tại, Jack Ma là người giàu thứ 3 tại Trung Quốc, sau ông chủ hãng nước đóng chai Nongfu Spring - Zhong Shanshan và người sáng lập Tencent - Pony Ma.
Trang Linh
VnEconomy
Xem thêm: nhc.49783848031401202-ababila-auc-cul-yk-tahp-naohk-uas-dsu-yt-32-iut-ob-am-kcaj/nv.zibefac