Trong vòng 5 năm qua, từ 2015 - 2020, những căn hộ bình dân có giá 1 - 2 tỷ đồng đang lần lượt biến mất khỏi thị trường. Theo tờ Tuổi trẻ, nguyên nhân không chỉ bởi các nhà đầu tư tập trung phát triển căn hộ cao cấp mà thực trạng này còn đến từ việc đẩy giá những căn hộ cùng hạng.
Công ty nghiên cứu thị trường Savills cho rằng, xếp hạng căn hộ hạng A, B, C theo mức giá cách đây 4 - 5 năm hiện không còn chính xác, bởi cũng căn hộ cùng phân khúc nhưng giá đã tăng cao để được xếp vào nhóm cao hơn (về giá), nhưng chất lượng không có gì thay đổi.
Chỉ trong vòng 7 năm (2013 - 2020), giá chung cư bình dân (căn hộ hạng C) tại TP Hồ Chí Minh đã tăng khoảng 100% từ khoảng 16 triệu đồng/m2 lên trên 30 - 32 triệu đồng/m2.
Trong vòng từ năm 2015 - 2020, những căn hộ bình dân có giá 1 - 2 tỷ đồng đang lần lượt biến mất khỏi thị trường. (Ảnh minh họa: Báo Đầu tư)
Đến quý I/2021, không chỉ căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2, mà ngay cả những căn hộ dưới 35 triệu đồng/m2 cũng trở nên khó kiếm. Cùng một dự án nhưng giá trung bình bị đẩy lên phân khúc cao hơn khiến người có nhu cầu thực đang dần bị thu hẹp cơ hội.
Phát triển ô tô điện tại Việt Nam: Mơ lại "giấc mơ dang dở"
Câu chuyện một hãng xe Việt Nam chỉ sau 12 tiếng mở bán mẫu xe điện đầu tiên đã nhận được đơn đặt hàng gần 4.000 chiếc đang mở ra một tia sáng về sự phát triển của ngành ô tô điện Việt Nam.
Tờ Thời báo kinh doanh cho rằng, để ô tô điện tiếp tục trở thành xu thế phổ biến tại Việt Nam vẫn cần nhiều yếu tố, như thói quen sử dụng xe điện, giải đáp những băn khoăn được về chu kỳ và tuổi thọ của pin, hoặc những vấn đề về hạ tầng trạm sạc.
Trong khi đó, phát triển công nghiệp ô tô điện phải bắt đầu bằng phát triển thị trường, xây dựng hệ thống nạp điện trên khắp lãnh thổ và phát triển các công nghệ đặc thù như pin, điện tử công suất - vốn là những thành phần chiếm hơn 50% tổng giá thành sản xuất của xe điện.
VF e34, mẫu ô tô điện đầu tiên của VinFast nhận được sự quan tâm lớn của người dùng. (Ảnh: Dân trí)
Trung tâm logistics "một điểm đến đa dịch vụ" giúp nông sản Việt tiến xa hơn
Chi phí logistics hiện đang chiếm đến 30% giá thành khiến cho nông sản ĐBSCL giảm sức cạnh tranh so với các nước như Thái Lan, Trung Quốc…
Tờ Nhịp cầu đầu tư dẫn lời Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang cho rằng, nguyên nhân là do ĐBSCL đang rất thiếu các trung tâm logistics trọng điểm, trong khi hệ thống giao thông ở ĐBSCL chưa phát triển xứng tầm với nhu cầu.
Trong khi đó, khoảng 70% hàng hóa xuất khẩu vẫn phải chuyển về các cảng ở TP Hồ Chí Minhvà Bà Rịa-Vũng Tàu bằng đường bộ, khiến các doanh nghiệp phải chịu chi phí vận tải cao hơn từ 10 - 40% tùy theo tuyến đường… Chưa kể, tình trạng một số cảng trọng điểm tại TP Hồ Chí Minh thường xuyên quá tải, dẫn tới phí dịch vụ, lưu kho bãi, thời gian chờ đợi đều tăng.
VTV.vn - Tình hình dịch COVID-19 vẫn là ẩn số nên đối với các doanh nghiệp bất động sản năm 2021 cần tiếp tục chuẩn bị những kịch bản để ứng phó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.59545529031401202-gnuhc-teyut-pas-neit-iut-poh-oh-nac/et-hnik/nv.vtv