Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Thương mại VASEP, đã thông tin đến các chủ tàu cá và ngư dân về những quy định chống khai thác IUU. Cụ thể, tàu cá khi ra khơi cần phải có giấy phép khai thác thủy sản theo quy định, treo cờ Tổ quốc, lắp thiết bị giám sát hành trình; không sử dụng ngư cụ khai thác bị cấm; không khai thác trái phép ở quốc gia và vùng lãnh thổ khác; không khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định… Bên cạnh đó, người sử dụng lao động không được dùng lao động dưới 18 tuổi trong các công việc trên tàu như: đi biển, lặn biển và các công việc dưới nước...
Ngư dân Sông Đốc quyết tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp
"Nếu sử dụng nguồn lao động chưa thành niên trong các công việc trên sẽ vi phạm các công ước của ILO (Tổ chức Lao động quốc tế) mà nước ta đã tham gia; vi phạm cam kết lao động của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do, dẫn đến nền kinh tế phải đối mặt với những tổn thất, thậm chí bị ngưng nhập khẩu thủy sản từ nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, chủ tàu và thuyền trưởng sẽ đối mặt với các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam" - bà Hằng nói.
Theo đại diện VASEP, để chống khai thác IUU hiệu quả, không chỉ có trách nhiệm của ngư dân, chủ tàu cá mà cần phải có sự chung tay của các doanh nghiệp và đại lý thu gom nguyên liệu hải sản. Các đơn vị này tuyệt đối không được thu mua nguyên liệu từ các tàu khai thác vi phạm IUU; cần lưu trữ các hồ sơ (xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc…); xây dựng kế hoạch ngăn ngừa và phòng chống IUU tại cơ sở để hướng đến xây dựng một nghề cá bền vững.
Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của ngư dân, doanh nghiệp tâm huyết với nghề biển, nhất là các ý kiến liên quan đến vấn đề chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản, thiết bị giám sát hành trình, các thủ tục để xuất khẩu thủy sản, tình trạng thu tiền ở ngư trường, nguồn thủy sản bị cạn kiệt, tình trạng khai thác thủy sản vi phạm vùng biển nước ngoài…
Nhiều ngư dân cho rằng nếu doanh nghiệp không thu mua thủy sản của phương tiện khai thác thủy sản non hay đánh bắt theo kiểu tận diệt thì bài toán nan giải về bảo vệ nguồn lợi thủy sản sẽ được giải quyết. Đồng thời, cần phát huy tối đa những ưu điểm của thiết bị giám sát hành trình để kiểm tra, giám sát phương tiện; tránh tình trạng tàu cá đánh bắt, khai thác vùng biển nước ngoài để lấy lại uy tín cho ngành thủy sản biển Việt Nam.
Xem thêm: mth.4284630231401202-pahp-poh-tab-caht-iahk-nas-iah-aum-uht-coud-gnohk-yl-iad/et-hnik/nv.moc.dln