vĐồng tin tức tài chính 365

Sắp diễn ra phiên tham vấn điều tra chống bán phá giá đường mía Thái Lan

2021-04-14 15:10

Buổi tham vấn công khai trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan căn cứ theo Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 và Điều 13 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Theo đó, buổi tham vấn sẽ diễn ra tại Bộ Công Thương, theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến. Ngôn ngữ sử dụng tại buổi tham vẫn là tiếng Việt.

Cục Phòng vệ thương mai đề nghị các Bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết khác, tuy nhiên phải có phiên dịch từ ngôn ngữ đó sang tiếng Việt. Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do các Bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt.

Đặc biệt, Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, các Bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật. Thời hạn gửi đăng ký tham gia và nội dung tham vấn trước ngày 5/5/2021 (theo giờ Hà Nội).

Ngày 9/2/2021 Bộ Công Thương ban hành quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, từ đầu niên vụ đến hết tháng 3/2021, toàn ngành đã ép được 5,806 triệu tấn mía, sản xuất được 611.767 tấn đường. So sánh cùng kỳ vụ 2019/2020 sản lượng mía ép chỉ đạt 76,6% và sản lượng đường đạt 84,6%. Ước tính sản lượng đường của vụ 2020/2021 sẽ đạt khoảng trên dưới 700 nghìn tấn, thấp hơn vụ trước 2019/2020.

Sản lượng trên dưới 700 ngàn tấn chỉ bằng gần một nửa so với vụ 2013/2014 là vụ có sản lượng cao nhất từ trước tới nay (gần 1,6 triệu tấn) và hầu như chắc chắn sản lượng mía đường vụ 2020/2021 sẽ chiếm lấy vị trí thấp kỷ lục của vụ 2019/2020.

Số liệu sản xuất nêu trên đã bộc lộ thiệt hại vô cùng nghiêm trọng mà ngành đường Việt Nam phải gánh chịu trước sự tàn phá của nguồn đường phá giá có nguồn gốc nhập khẩu trong nhiều năm liên tiếp, cộng với tác động của biến đổi khí hậu những năm gần đây tại các vùng sản xuất mía.

Trước thực trạng này, ngày 9/2/2021 Bộ Công Thương ban hành quyết định số 477/QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, kể từ khi quyết định 477 được ban hành đến nay, thị trường đường trong nước vẫn đang bị chi phối bởi đường nhập khẩu. Nguyên nhân là do một lượng đường khá lớn đã được nhập về Việt Nam trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Cụ thể, trong tháng 1/2021, lượng đường nhập khẩu là 120.510 tấn, tháng 2 là 163.881 tấn. Đây là những khối lượng rất đáng kể trong bối cảnh khủng hoảng container trên thế giới. Nhờ có khối lượng lớn và ưu thế giá rẻ (chỉ chịu thuế nhập khẩu 5%), đường nhập khẩu đang chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường trong nước, khiến cho đường sản xuất trong nước đang rất khó tiêu thụ.

Xem thêm: mth.11710144141401202-nal-iaht-aim-gnoud-aig-ahp-nab-gnohc-art-ueid-nav-maht-neihp-ar-neid-pas/nv.ymonocenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Sắp diễn ra phiên tham vấn điều tra chống bán phá giá đường mía Thái Lan”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools