vĐồng tin tức tài chính 365

Có nên đăng ký bán hàng trên Grab, Now... khi bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận?

2021-04-15 03:49

Không thể phủ nhận hiện tại việc kinh doanh đồ ăn, thức uống (F&B) online trên các ứng dụng giao đồ ăn trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và nó đem lại lợi nhuận khủng cho các quán ăn có lượng khách hàng đặt nhiều.

Ưu điểm vượt trội là bạn chẳng cần một mặt bằng lớn hay nơi sầm uất, đông người qua lại nhưng bạn có thể dễ dàng kiếm được hàng trăm đơn hàng mỗi ngày khi bán đồ ăn trực tuyến.

Có nên đăng ký bán hàng trên Grab, Now... khi bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận? - Ảnh 1.

Hình thức kinh doanh đồ ăn, thức uống (F&B) online trên các ứng dụng giao đồ ăn trở đang phổ biến hơn bao giờ hết

Rất nhiều quán ăn, đồ uống, ăn vặt nổi tiếng trên các ứng dụng đặt đồ ăn và nhưng cửa hàng của họ chỉ có chưa đầy 20m2, không bàn ghế, không mặt bằng nhưng hoàn toàn thành công khi bán hàng trên app.

Còn đối với các cửa hàng lớn có mặt bằng, nhiều nhân viên thì việc bán hàng trên các ứng dụng cũng là mô hình kinh doanh đang được ưa chuộng, như những quán trà sữa nổi tiếng: Alley, TocoToco, Gong Cha, Dingtea,... đến các quán cafe thương hiệu hàng đầu Việt Nam như Phúc Long, Highland,...

Tuy nhiên có một vấn đề khiến khá nhiều người băn khoăn đó là việc bán hàng trên App sẽ bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận. Vậy có thực sự nên đăng ký bán hàng với App hay không?

Mới đây, trên một hội nhóm của cộng đồng kinh doanh F&B Việt Nam, có đưa ra ý kiến về vấn đề này. Cụ thể, chia sẻ có Facebook Linh Nguyễn cho biết:

"Linh vẫn trả lời là: Nên. Vì App là 1 kênh quảng cáo lợi nhuận nhất, nếu bạn biết cách lợi dụng nó.

Đầu tiên, App đến chào bạn bằng lời quảng cáo 'App sẽ đăng quảng cáo cho cửa hàng của bạn và bạn chỉ trả tiền khi phát sinh đơn hàng'.

Điều đó có nghĩa rằng đây là một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên, App bỏ công chạy quảng cáo trước, bạn chỉ phải trả tiền % trên số mà App đến mua từ bạn. Nếu không có đơn hàng thì bạn được quảng cáo hoàn toàn miễn phí.

Việc này không giống như khi bạn chạy quảng cáo facebook, hay trên các forum, báo chí,... bạn phải bỏ tiền ra trước và có khách hay không thì hên, xui. Mới nghe qua, chạy app chỉ có lợi, không có hại. Bạn không cần trả tiền, mà vẫn được người biết đến.

Có nên đăng ký bán hàng trên Grab, Now... khi bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận? - Ảnh 3.

Việc bán hàng trên App sẽ bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận

Tuy nhiên, App sống được dựa vào một thứ đáng sợ của con người đó là 'thói quen'. App giáo dục, lợi dụng thói quen người dùng để dùng tiền của bạn và thu thập khách cho app. App khuyến khích bạn tự cắt doanh thu chạy những chương trình trên app, và dạy cho khách 1 điều rằng: Đến với app , không có chỗ này khuyến mãi, sẽ có chỗ khác khuyến mãi.

Vì thế mỗi khi khách nghĩ đến ăn, uống , họ sẽ nghĩ: 'A, lên app coi có quán nào khuyến mãi không?'.

Khi bạn chạy khuyến mãi trên App bạn nghĩ rằng khách sẽ biết đến bạn, sẽ nhớ bạn. Nhưng KHÔNG, lượng khách sử dụng giá siêu rẻ đó của bạn lại trở thành khách trung thành tuyệt đối của app. Chứ không phải của quán bạn.

Vì họ chỉ dùng app, còn quán nào có khuyến mãi thì ăn, uống của quán đó. Do đó hết khuyến mãi, quán bạn cũng chẳng còn ma khách nào, vì họ lại có 1 cái khuyến mãi của 1 quán khác cũng trên app đó.

Vậy, làm cách nào để lợi dụng triệt để biến khách của App trở thành khách trung thành của bạn? Đầu tiên, bạn phải trả lời câu hỏi: Bạn có đủ năng lực để cạnh tranh với app không? Vì khách hàng muốn gì? Khách hàng muốn cái gì có lợi nhất.

Khách đến với app vì các lý do :

1. Không cần nghe cái giọng đáng ghét hoặc thái độ chảnh chó của nhân viên bán hàng khi đặt hàng qua điện thoại, vui bắt máy, buồn không bắt. Hoặc nghe điện thoại nói chuyện trên trời v.v.. với App, khách chỉ cần bấm bấm... chờ chút có người giao tới liền. Nhanh gọn lẹ.

2. Trên App, 1 món cũng giao, bất quá thêm 20k tiền giao hàng lẫn service charge mà thôi. Khỏi lèn èn chị gọi ít quá bên em không có người giao.

3. Chương trình khuyến mãi dày đặc ngày nào cũng có chương trình a, b, c, d gì đó. Dù tốn phí ship nhưng sẽ được trừ lại voucher gì đó v.v.

Tóm lại, đặt app vừa tiện, gọn, lợi nên ai cũng thích".

Có nên đăng ký bán hàng trên Grab, Now... khi bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận? - Ảnh 5.

Quán ăn quá tải mỗi khi có khuyến mãi

Có thể thấy, đây là những ưu điểm dễ dàng nhận thấy đối với việc đăng kí bán hàng trên các App. Bởi, hiện nay các ứng dụng như Grab, Gojek, Now... sở hữu lượng người dùng lên tới con số hàng triệu, chính vì vậy khi bán hàng trên các ứng dụng này thì cơ hội quán ăn của bạn sẽ tiếp cận tới hàng triệu người dùng đó một cách miễn phí không cần có chiến dịch marketing, quảng cáo.

Một vấn đề nữa được đặt ra làm sao để biến số lượng khách trung thành của app thành của bạn? Facebook Linh Nguyễn chia sẻ thêm:

"Muốn biến khách trung thành của app thành khách trung thành của bạn, bạn phải có đủ năng lực cạnh tranh với app đầu tiên là lực lượng tự giao hàng và người trực trả lời đơn hàng.

Sau khi bạn đã có lực lượng tự giao hàng và người trực nhận đơn hàng bạn sẽ làm bước kế tiếp là "Tạo thói quen cho khách hàng".

Bước tạo thói quen cho khách hàng cụ thể bạn sẽ có 3 bước:

Bước 1: In card hoặc tờ rơi. Nội dung là "Giảm 50% cho khách lần đầu đặt hàng tại fanpage hoặc zalo của quán. Kèm theo tờ rơi có menu cụ thể. Mỗi khi có đơn hàng của app bạn đều bỏ kèm vô bao bì theo khi giao hàng cho shipper.

Bước 2: Khi bạn có đơn hàng của khách dùng app quay lại sử dụng lần đầu giảm 50%. Bạn sẽ tặng khách 1 voucher tặng 1 món gì đó cho lần đặt hàng kế tiếp. Và thông báo đặt hàng trực tiếp tại quán luôn được giảm 10%. Và free ship cho đơn trên 60k. Dưới 60k phụ thu 15k (Đây chính xác là số tiền bằng với app nếu khách đặt ít).

Bước 3: Luôn có những chương trình khuyến mãi chỉ dành cho khách đặt qua fanpage hoặc zalo.

Chỉ cần khách đặt qua fanpage hoặc zalo quá 4 lần. Là bạn đã thành công tạo thói quen đặt hàng trực tiếp đến quán bạn.

Và hãy cứ nghĩ rằng, bỏ tiền chạy trên app, khách là của app. Vậy sao không bỏ tiền giảm giá trực tiếp cho khách. Khách là của bạn.

Và dĩ nhiên, việc còn lại là bạn phải có 1 thái độ nhận đơn hàng và 1 shipper dễ thương. Vậy là bạn đã có thể lợi dụng App triệt để quảng cáo , đúng như thỏa thuận từ đầu giữa bạn và App là chỉ lấy tiền quảng cáo dựa trên số khách. Mà không phụ thuộc vĩnh viễn vào App".

Có nên đăng ký bán hàng trên Grab, Now... khi bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận? - Ảnh 7.

Hiện nay các ứng dụng như Grab, Now... sở hữu lượng người dùng lên tới con số hàng triệu

Ngoài ra, một nhược điểm trên App là bị chia sẻ dữ liệu người dùng, đây là vấn đề mà các quán ăn lớn có thương hiệu gặp phải. Ví dụ, đối với thương hiệu trà sữa The Alley, thương hiệu này đã có một lượng fan đông đảo sử dụng và nhiều người có nhu cầu đặt trà sữa này trên ứng dụng GrabFood chẳng hạn.

Nhưng khi bán trên app thì vô tình Grab sẽ gợi ý thêm các thương hiệu trà sữa khác như Gong Cha, TocoToco... và lượng khách hàng của The Alley sẽ tiếp cận với các thương hiệu khác như vậy lượng khách hàng sẽ bị chia sẻ với nhau.

Kết luận, việc kinh doanh qua các nền tảng như GrabFood, GoFood, Now hay Baemin,... vẫn là lựa chọn nên làm vì lợi ích đem lại nhiều hơn các mặt hạn chế. Tuy nhiên trước khi bán hàng trên app, chủ quán cần nghiên cứu, tối ưu chi phí món ăn để đem lại lợi nhuận tốt nhất. Ngoài ra, cần phải xác định rõ mình bán đồ ăn chủ yếu trên app hay là khách hàng tự đến quán để lựa chọn mặt bằng kinh doanh phù hợp.

Một số bình luận dưới bài đăng:

Có nên đăng ký bán hàng trên Grab, Now... khi bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận? - Ảnh 8.
Có nên đăng ký bán hàng trên Grab, Now... khi bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận? - Ảnh 9.

Xem thêm: mth.73682512141401202-nauhn-iol-os-ob-naot-al-uhn-nag-uht-hnaod-52-iot-yal-ib-ihk-won-barg-nert-gnah-nab-yk-gnad-nen-oc/nv.ahos

Comments:0 | Tags:No Tag

“Có nên đăng ký bán hàng trên Grab, Now... khi bị lấy tới 25% doanh thu, gần như là toàn bộ số lợi nhuận?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools