vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng Nhà nước: Giám sát chặt dòng tiền vào bất động sản

2021-04-15 06:16

Tăng trưởng tín dụng bất động sản đang giảm dần trong 3 năm gần đây. Vì vậy, cho vay bất động sản không phải nguyên nhân chính khiến thị trường bất động sản tăng nóng. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Đào Minh Tú đã đưa ra khẳng định trên trong cuộc trao đổi với phóng viên VTV xung quanh những lo ngại về rủi ro từ cho vay bất động sản.

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản trong năm 2020 đã giảm mạnh, còn 11,89%, bằng chưa tới một nửa so với mức tăng 26,7% của 2018 và 21,5% của 2019.

Trong 3 tháng đầu năm nay, tín dụng bất động sản ước tăng 3%, cao hơn không đáng kể so với tăng trưởng tín dụng chung của toàn nền kinh tế (2,93%).

Ngân hàng Nhà nước: Giám sát chặt dòng tiền vào bất động sản - Ảnh 1.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú.

"Ngành ngân hàng luôn quan tâm và giám sát chặt chẽ dòng tiền vào lĩnh vực bất động sản. Số liệu cho thấy rằng tín dụng bất động sản đang được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt vào phân khúc đầu tư của dự án cao cấp. Nguyên nhân thị trường bất động sản tăng không phải xuất phát từ tín dụng bất động sản", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định.

Trong bối cảnh nền kinh tế đã và đang chịu tác động của đại dịch COVID-19, đầu tư kinh doanh bất động sản trở thành kênh đầu tư hấp dẫn nhiều người dân. Theo các chuyên gia, sự tăng nóng của thị trường bất động sản từ đầu năm tới nay do nhà đầu cơ, lướt sóng, tập trung vào những khu vực thị trường "nóng", tăng theo thông tin quy hoạch, đề xuất dự án hạ tầng hoặc thông tin lên quận huyện.

Dù vậy, việc kiểm soát dòng vốn vào đầu tư, kinh doanh bất động sản vẫn đang được Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát sao. Phó Thống đốc cho biết Ngân hàng Nhà nước đã hạn chế tỷ lệ huy động vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối đa là 40%; đồng thờ, áp dụng hệ số rủi ro 150% với các khoản vay có dư nợ trên 4 tỷ đồng.

Ngân hàng Nhà nước: Giám sát chặt dòng tiền vào bất động sản - Ảnh 2.

Hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng về công tác tín dụng.

Ngay trong sáng 14/4, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành đến các chi nhánh ngân hàng thương mại, cũng như Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 63 tỉnh, thành phố để phân tích, đánh giá và cảnh báo nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro nếu như không quản lý chặt chẽ dòng tiền.

Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại tăng cường quản lý việc cho vay đảm bảo đúng đối tượng, đúng quy định; đặc biệt theo dõi sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, tránh việc vay vì các lý do khác nhưng bản chất đầu tư vào bất động sản.

Để phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, không "bong bóng", đảm bảo an toàn vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước cho rằng ngoài việc thắt chặt dòng tiền của các tổ chức tín dụng, cần có chính sách đồng bộ của các bộ ngành chức năng đối với thị trường bất động sản.

Theo định hướng, mức tăng trưởng tín dụng năm 2021 của toàn ngành khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Tăng trưởng tín dụng hợp lý gắn với nâng cao chất lượng, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên.

Đến cuối tháng 3/2021, dư nợ tín dụng cho lĩnh vực bất động sản đạt 1,85 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với cuối năm 2020 (tháng 3/2019 là 5,19%, tháng 3/2020 là 1,84% do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19).

Thuế bất động sản - “Liều thuốc” ngăn “dịch” sốt đất lan rộng?Thuế bất động sản - “Liều thuốc” ngăn “dịch” sốt đất lan rộng?

VTV.vn - Thuế bất động sản có thể là công cụ giúp ngăn tình trạng "sốt đất" hiện nay; Hiệu ứng domino cước tàu biển tăng phi mã là những thông tin đáng chú ý trên cáo báo.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.1593502051401202-nas-gnod-tab-oav-neit-gnod-tahc-tas-maig-coun-ahn-gnah-nagn/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng Nhà nước: Giám sát chặt dòng tiền vào bất động sản”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools