vĐồng tin tức tài chính 365

Phiên tòa xử Trịnh Sướng: Tranh luận xăng kém chất lượng hay xăng giả?

2021-04-15 17:18
Phiên tòa xử Trịnh Sướng: Tranh luận xăng kém chất lượng hay xăng giả? - Ảnh 1.

Trịnh Sướng tại phiên tòa sáng 15-4 - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Phiên tòa ngày 15-4 tiếp tục phần tranh tụng sau khi VKSND công bố bản luận tội đối với ông Trịnh Sướng và 38 bị cáo khác trong ngày 14-4. Cụ thể, Trịnh Sướng bị đề nghị mức án từ 12 - 13 năm tù.

Các bị cáo còn lại "cầm đầu" 3 đường dây sản xuất xăng giả ở Đắk Nông, TP.HCM, Hậu Giang là Nguyễn Thị Thu Hòa, Nguyễn Ngọc Quan và Đinh Chí Dũng chịu các mức án từ 5 - 8 năm tù.

Tại phiên buổi sáng, luật sư Nguyễn Duy, bào chữa cho ông Trịnh Sướng, yêu cầu VKS đưa ra giải thích để làm rõ 2 số liệu về số lượng và giá trị của số xăng giả do ông này sản xuất.

Theo vị này, con số 137 triệu lít xăng giả tương đương với giá trị hàng thật được VKS xác định là gần 2.500 tỉ đồng. Hai con số này không có chú thích, lý giải nguồn gốc, căn cứ xác định như thế nào, thời điểm áp dụng đơn giá ra sao nên các luật sự không có cơ sở đối chiếu. 

Ngoài ra, luật sư của ông Trịnh Sướng cũng yêu cầu phải tranh luận thêm về căn cứ xác định số tiền thu lợi bất chính. Vì ban đầu tại cáo trạng, số tiền thu lợi bất chính chỉ là 102 tỉ, tuy nhiên trong phần luận tội, VKS lại nâng con số này lên 106 tỉ. 

Theo luật sư, lẽ ra số tiền thu lợi bất chính cần phải được tính toán lại. Do tại phần xét hỏi, ông Sướng đã khai khác so với lời khai ở cơ quan điều tra. Theo đó, ông Sướng khai sản xuất xăng A95 lãi 800 đồng/ lít còn xăng A92 và E5 thì chỉ lãi 400 đồng/ lít. 

Tuy nhiên khi lập bản luận tội, tính toán số tiền thu lợi bất chính, VKS lại bỏ qua lời khai tại tòa của ông Sướng. VKS chỉ áp dụng mức cao nhất với số tiền lãi trên 1 lít xăng là 800 đồng/ lít, không áp dụng các mức giá của xăng A92 và E5. Nếu áp dụng các yếu tố này, số tiền thu lợi bất chính sẽ không phải là 102 tỉ đồng như cáo trạng nêu.

Liên quan đến chất lượng xăng của Trịnh Sướng pha trộn, tại phiên tòa, luật sư của ông này dẫn lại điểm a khoản 8, nghị định 185 năm 2013, sửa đổi bởi nghị định 124 năm 2015 quy định về hàng giả.

Vị này cho rằng chất lượng hàng hóa đạt từ 70% trở xuống mới được xem là hàng giả. Trong khi đó, chất lượng xăng của ông Sướng pha chỉ vi phạm 2 đến 3 chỉ tiêu rất nhỏ trong 19 nhóm tiêu chuẩn của quy chuẩn Việt Nam. Đặc biệt, chỉ tiêu RON là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định xăng thì đạt tiêu chuẩn. Tiêu chí này ở các nhóm sản xuất xăng giả khác không đạt được. 

Vậy nên người bào chữa cho Trịnh Sướng yêu cầu VKS cần xem xét lại về chất xăng được tạo nên từ hỗn hợp dung môi, xăng nền và chất tạo màu của ông Sướng có phải hàng giả hay không?

"Giữa việc xăng không đạt chất lượng hay xăng kém chất lượng với thuật ngữ xăng giả không hề có sự đồng cấp với nhau. Xăng không đạt chất lượng thì có được coi là xăng giả hay không?", vị luật sư nêu.

Phiên tòa sau đó tiếp tục với phần bào chữa cho các bị cáo: Mai Trung Hậu, Hồ Xuân Cường, Nguyễn Thị Hồng Thủy, Nguyễn Thành Trung, Lưu Văn Nguyện, Trương Như Tuyết, Ngô Dương Anh Tuấn, Trần Văn Phước, Trương Văn Thuận.

Các luật sự đều cho rằng mức hình phạt áp dụng với các bị cáo quá cao nên đề nghị xem xét bổ sung các tình tiết giảm nhẹ và giảm các tình tiết tăng nặng.

Ngày mai, phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận của đại diện VKS với các luận cứ của luật sư đã nêu. 

Trịnh Sướng bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù vì sản xuất buôn bán xăng giảTrịnh Sướng bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù vì sản xuất buôn bán xăng giả

TTO - Trịnh Sướng, Đinh Chí Dũng, Nguyễn Ngọc Quan và Nguyễn Thị Thu Hòa - 4 người trực tiếp chỉ đạo nhóm của mình sản xuất, buôn bán xăng giả - bị đề nghị các mức án từ 5 đến 13 năm tù giam.

Xem thêm: mth.71161543151401202-aig-gnax-yah-gnoul-tahc-mek-gnax-naul-hnart-gnous-hnirt-ux-aot-neihp/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Phiên tòa xử Trịnh Sướng: Tranh luận xăng kém chất lượng hay xăng giả?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools