Nhà sản xuất phim nổi tiếng Robert Evans đã nói "Mỗi câu chuyện đều có 3 khía cạnh: từ phía bạn, phía tôi và sự thật". Evans đã đúng trong một vài khía cạnh, như con người có thể nhầm lẫn tạo ra những ký ức giả hoặc sai lệch. Đây là một trường hợp của hiệu ứng Mandela.
Hiệu ứng Mandela xuất hiện khi số đông mọi người tin rằng một sự kiện được diễn ra trong khi không có điều đó xảy ra.
Có rất nhiều ví dụ về hiệu ứng Mandela trong văn hóa đại chúng. Chủ đề này sẽ khám phá tại sao và làm thế nào mà những ký ức sai lệch này xuất hiện.
Vì sao điều này lại xảy ra
Hiệu ứng Mandela được đặt tên bởi Fiona Broome, một "nhà tư vấn huyền bí". Nó kể chi tiết về cách cô nhớ được hình dáng của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela chết trong tù vào những năm 1980 (mặc dù Mandela vẫn sống cho đến năm 2013)
Broome có thể mô tả được ký ức về cái chết của ông. Thậm chí còn có bài phát biểu từ người vợ của ông về việc đó. Nhưng điều đó thì không hề xảy ra.
Nếu những suy nghĩ của Broome xuất hiện một cách biệt lập, đó sẽ được xem là một nhân tố. Tuy nhiên, Broome lại cho rằng những người khác cũng có suy nghĩ giống như cô.
Mặc dù sự kiện đó không hề xảy ra, nhưng cô ấy không phải là người duy nhất cảm nhận được điều này. Kết quả là, khái niệm về hiệu ứng Mandela được "ra đời".
Tập hợp các ký ứng sai lệch
Một cách khác để mô tả về hiệu ứng Mandela đó là "tập hợp các ký ức sai lệch". Một số đông người nói chung thường đưa ra một câu nói hoặc ký ức cụ thể theo một cách nào đó. Trong khi, sự thật trong thực tế lại không giống với ký ức của họ.
Các nhà lý luận về thuyết âm mưu tin rằng hiệu ứng Mandela là một ví dụ về các vũ trụ thay thế hiện diện trong xã hội. Tuy nhiên, các bác sĩ lại có cách giải thích khác về ký ức. Mặc dù rất sống động, nhưng một số ký ức diễn ra có thể bị sai.
Sự nhầm lẫn
Một vài bác sĩ tin rằng hiệu ứng Mandela là một dạng nhầm lẫn ký ức
Một ý nghĩa phổ biến tương tự với sự nhầm lẫn ký ức đó là "nói dối chân thành"
Đó là khi một người có một ký ức sai lệch mà không có chủ đích nói dối hay lừa gạt người khác. Thay vào đó, là họ chỉ đang cố gắng lấp đầy những khoảng trống trong ký ức của chính mình.
Có rất nhiều ví dụ về hiệu ứng Mandela gần giống với những ký ức gốc hoặc ngoài thực tế. Một số nhà nghiên cứu tin rằng hầu hết số đông mọi người đều sử dụng sự nhầm lẫn để "ghi nhớ". Họ nhớ những gì họ cảm thấy rằng chắc chắn chuyện đó sẽ xảy ra.
Những ký ức không đúng
Các khía cạnh khác của ký ức cũng có thể dẫn đến hiệu ứng Mandela. Bao gồm các ký ức sai lệch, khi việc gợi nhớ ký ức của bạn về một sự kiện nào đó xảy ra hoàn toàn không chính xác.
Điều này thường là sự nỗ lực để tìm ra những người đã từng chứng kiến tội ác hoặc sự kiện văn hóa quan trọng. Ngoài ra, khả năng con người thay đổi được hình ảnh, biểu tượng, và lời nói cũng có thể gọi nhớ lại những ký ức nguyên bản.
Các ví dụ về hiệu ứng Mandela
Có rất nhiều trang web dành riêng cho những người muốn ghi lại các ví dụ về hiệu ứng Mandela, bao gồm cả Reddit.
Thông thường, mọi người rất băn khoăn trong việc tìm hiểu xem bản thân họ hoặc nhiều người khác, làm thế nào nhớ được một sự kiện không chính xác theo cách của họ. Đây là một số ví dụ:
Berenstein Bears vs Berenstain Bears
Rất nhiều người nhớ đến "Berenstein Bears" như một gia đình gấu đáng yêu. Nhưng thật sự đó không phải là tên của họ. Mà họ là "Berenstain Bears".
Jiv vs. biểu tượng Jiffy
Jiv là một thương hiệu phổ biến về bơ đậu phộng. Nhưng nhiều người lại nhớ nhãn của thương hiệu này hơi khác một chút - là Jiffy
Looney Tunes vs. biểu tượng Looney Toons
Rất nhiều người nghĩ biểu tượng phim hoạt hình của Warner Brother được đánh vần là "Looney Toons". Nhưng thực tế, nó là "Looney Tunes".
"Ta là cha của con"
Nhiều người đã trích dẫn câu thoại nổi tiếng này trong phim "Chiến tranh giữa các vì sao: Đế chế phản công" rằng: "Luke, ta là cha của con". Tuy nhiên, Darth Vader thật sự đã nói rằng "Ta là cha của con", không hề có "Luke" nào cả.
Có hàng trăm hàng nghìn ví dụ về hiệu ứng Mandela xuất hiện trong lĩnh vực giải trí, biểu tượng, thậm chí là trong địa lý. Đọc các ví dụ này sẽ khiến bạn có thêm các câu hỏi về ký ức của mình.
Các triệu chứng
Các triệu chứng về hiệu ứng Mandela bao gồm:
● Nhớ một điều gì đó hơi khác về từ ngữ hoặc hình thức nguyên bản.
● Số đông mọi người sẽ kể lại theo cùng một cách ghi nhớ
Có một cách để nghĩ về hiệu ứng Mandela trong ký ức của bạn. Đó là xem cách bạn gợi nhớ các thông tin như một trò chơi điện thoại thời thơ ấu.
Trong trò chơi này, sẽ có những câu nói ban đầu xuất hiện và thì thầm với một người nào đó. Sau đó là người kế tiếp và sẽ chuyền tiếp tục cho đến khi thông điệp được chuyền đến tay người cuối cùng.
Thông thường, trong điện thoại, thông điệp cuối cùng sẽ khá khác biệt. Bởi vì mỗi người sẽ nghe và ghi nhớ chúng theo cách khác nhau. Điều này đúng với ký ức của bạn.
Bạn có thể "kéo" một ký ức ra khỏi não của bạn. Nhưng theo thời gian và tần suất nhớ lại không thường xuyên sẽ khiến bạn góp nhặt các ký ức theo một cách khác.
Làm thế nào để bạn nhận ra các ký ức bị sai lệch?
Chúng tôi không hề nói dối - thật sự rất khó để nhận biết được một ký ức sai lệch. Thông thường chỉ có một cách để biết được ký ức của bạn là giả hay thật. Đó là chứng thực câu chuyện của bạn với những người khác hoặc tìm hiểu về nó.
Nếu bạn nhớ được một câu nói theo cách nào đó, bạn có thể tra cứu nó trên các trang web đáng tin cậy, hoặc xác nhận nó với những người khác.
Một trong các vấn đề khi chứng thực một câu chuyện với người khác, là mọi người thường có xu hướng xác nhận những gì họ cho là đúng.
Hỏi một người rằng "Không phải Nelson Mandela đã chết trong tù sao?" hay "Nelson Mandela đã chết trong tù đúng không?". Đây là câu hỏi phổ biến làm tăng khả năng một người sẽ trả lời là có.
Câu hỏi hay hơn có thể là "Nelson Mandela đã chết ra sao?"
May mắn thay, khi nói đến hiệu ứng Mandela, hầu hết các ký ức sai lệch dường như vô hại. Việc thay thế chữ "a" trong Berenstein bằng chữ "e" thường chỉ gây hại cho niềm tự hào của bạn trong việc ghi nhớ những chi tiết nhỏ.
Mai Lâm
Theo HL