vĐồng tin tức tài chính 365

Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan và nút thắt xung quanh vùng “Cổ gà“

2021-04-17 08:59

Theo tờ South China Morning Post ngày 17-4, Trung Quốc và Bhutan đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán bị trì hoãn từ lâu về ranh giới tranh chấp của họ trong bối cảnh tranh chấp biên giới giữa Bắc Kinh và New Delhi đang diễn ra.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng quá trình đàm phán khó có thể xảy ra đột phá do ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Bhutan.

Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan và nút thắt xung quanh vùng “Cổ gà“ - ảnh 1
Trụ sở của quân đội Ấn Độ ở Haa, Bhutan, gần một khu vực tranh chấp với Trung Quốc.. Ảnh: THE NEW YORK TIMES 

Yếu tố Ấn Độ trong tranh chấp Trung Quốc - Bhutan

Trong cuộc họp bốn ngày giữa các chuyên gia Trung Quốc và Bhutan vào tuần trước tại TP Côn Minh (Trung Quốc), hai bên đã thảo luận về "lộ trình xúc tiến các cuộc đàm phán về ranh giới" và dự kiến tổ chức vòng thảo luận thứ 25 về vấn đề này "càng sớm càng tốt", theo một thông cáo chung.

Dù hiện hai bên vẫn chưa chọn được ngày để đàm phán về ranh giới, nhưng đây sẽ là cuộc họp đầu tiên giữa hai nước vốn không có quan hệ ngoại giao chính thức kể từ tháng 8-2016.

Đây cũng sẽ là lần đàm phán đầu tiên kể từ cuộc tranh chấp biên giới kéo dài nhiều tháng vào năm 2017 giữa Trung Quốc và Ấn Độ, sau khi Bhutan phản đối việc Trung Quốc xây dựng một con đường ở khu vực Doklam ở ngã ba Bhutan, Ấn Độ và Tây Tạng.

Song, các nhà phân tích cho rằng các cuộc đàm phán về ranh giới khó có thể đạt được tiến bộ đáng kể trong việc giải quyết tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan, vốn đã bắt đầu từ năm 1984.

Một lý do chính là do Ấn Độ, quốc gia có quan hệ chặt chẽ trong lịch sử và có ảnh hưởng đáng kể đối với Bhutan. Ấn Độ được cho là đã đứng sau việc Bhutan từ chối chấp nhận đề xuất năm 1996 từ Trung Quốc.

Cụ thể, khi đó Trung Quốc đề xuất về việc sẽ công nhận chủ quyền của Bhutan đối với các khu vực tranh chấp trung tâm. Đổi lại, Bhutan phải công nhận Trung Quốc có chủ quyền đối với khu vực tranh chấp phía tây, bao gồm cả Doklam.

Ngoài ra, vòng 25 của các cuộc đàm phán về biên giới Trung Quốc - Bhutan đã bị trì hoãn vào năm ngoái do đại dịch COVID-19, cũng sẽ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và Ấn Độ về tranh chấp biên giới.

Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã kết thúc các cuộc đàm phán mới nhất của họ vào cuối tuần trước về vấn đề biên giới - hai tháng sau khi cả hai rút quân khỏi hồ băng Pangong Tso trên dãy Himalaya - mà không có tuyên bố chung tái khẳng định việc rút quân.

Trung Quốc sẽ không tiếp cận được vùng "Cổ gà"

Ông Amit Ranjan, một thành viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore cho biết Bhutan rất lo ngại về tranh chấp ranh giới với Trung Quốc, đặc biệt là sau cuộc tranh chấp Doklam. Tuy nhiên, đây không phải là vấn đề dễ giải quyết.

"Họ bắt đầu nói chuyện vào những năm 1980 và giờ họ vẫn đang tiếp tục. Tôi không nghĩ rằng họ sẽ giải quyết vấn đề này sớm" - chuyên gia này nhận định

Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan và nút thắt xung quanh vùng “Cổ gà“ - ảnh 2
Vùng Doklam - nơi Trung Quốc muốn giành quyền kiểm soát. Ảnh: 

Ông Ranjan cho biết Thimphu đã thông báo không chính thức cho New Delhi về bản chất của các cuộc đàm phán với Bắc Kinh, bao gồm cả chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Kong Xuanyou vào năm 2018.

Ông nói Ấn Độ sẽ theo dõi các cuộc đàm phán mới nhất giữa Trung Quốc và Bhutan vì họ không muốn có sự hiện diện của Trung Quốc tại ngã ba Doklam, gần Hành lang Siliguri - nơi được gọi là "Cổ gà" nối Delhi và các tiểu bang đông bắc Ấn Độ.

"An ninh Bhutan, vấn đề biên giới và mọi thứ khác đều có mối liên hệ sâu sắc với vấn đề an ninh của Ấn Độ" - ông nói.

"Trong khi nói chuyện với Trung Quốc, Bhutan phải xem xét vị thế của mình. Đồng thời, họ cũng phải giải quyết mối quan tâm của Ấn Độ về biên giới, và Ấn Độ sẽ không bao giờ muốn Trung Quốc đến quá gần, đặc biệt là ở khu vực 'Cổ gà'" - ông nhận định.


Xem thêm: lmth.304979-ag-oc-gnuv-hnauq-gnux-taht-tun-av-natuhb-od-na-couq-gnurt/et-couq/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan và nút thắt xung quanh vùng “Cổ gà“”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools