vĐồng tin tức tài chính 365

Kinh tế tuần hoàn: Từ thân cây ngô, rơm rạ, vỏ trấu... đến cuộc chơi hàng nghìn tỷ USD

2021-04-17 11:19

Kinh tế tuần hoàn là gì?

Một chai nhựa nếu bị vứt đi sẽ phải mất hàng trăm năm phân hủy, nhưng nếu được thu gom tái chế thì sẽ là nguyên liệu đầu vào của nhiều sản phẩm khác. Chai nước này có thể được tái chế tới 50 lần. Đây là mô hình đơn giản của kinh tế tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn là một vòng của quá trình sản xuất. từ tính toán sản xuất - sử dụng - tái chế. Và không chỉ là tái chế, coi chất thải là tài nguyên, mà kinh tế tuần hoàn còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn, hướng tới việc dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể.

Kinh tế tuần hoàn: Từ thân cây ngô, rơm rạ, vỏ trấu... đến cuộc chơi hàng nghìn tỷ USD - Ảnh 1.

Mô hình của kinh tế tuần hoàn

"Nghị quyết của Đảng đã nêu rõ phải phát triển kinh tế tuần hoàn Việt Nam. Chúng tôi cho rằng đây là viên gạch đầu tiên hết sức quan trọng. Đặc biệt trong Luật Bảo vệ môi trường đã mở rộng trách nhiệm nhà sản xuất. Theo đó, các nhà sản xuất bao bì phải đóng kinh phí để thu gom tái chế, để chống rác thải nhựa cũng như tạo nguồn nguyên liệu", ông Hoàng Đức Vượng - Chủ tịch Chi Hội nhựa tái sinh, Hiệp hội nhựa Việt Nam cho biết.

Còn theo ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững, kinh tế tuần hoàn chính là cái chìa khóa để giải bài toán làm thế nào để chúng ta sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên nhất, ít nguyên vật liệu nhất nhưng lại sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất. đồng thời nó lại là các sản phẩm thân thiện môi trường, tiêu tốn ít nhất

Theo báo cáo của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững thế giới, kinh tế tuần hoàn sẽ mở ra cơ hội 7,7 nghìn tỷ USD, và tạo ra 380 triệu việc làm vào năm 2030. Đi cùng với đó là mô hình kinh doanh mới tạo ra nhiều giá trị về kinh tế và môi trường.

Kinh tế tuần hoàn: Từ thân cây ngô, rơm rạ, vỏ trấu... đến cuộc chơi hàng nghìn tỷ USD - Ảnh 2.

Cơ hội cho nền kinh tế tuần hoàn là rất lớn

Bệ đỡ cho ngành nông nghiệp

Cũng tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã có bài tham luận với chủ đề "Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong thập niên 2021-2030", nêu rõ một trong những lợi ích của kinh tế tuần hoàn đem đến cho doanh nghiệp là giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng. Và trên thực tế ngành nông nghiệp Việt Nam cũng đã bắt đầu có những mô hình kinh tế tuần hoàn được áp dụng và đang cho hiệu quả khá rõ.

"Tất cả nếu chúng ta làm được nông nghiệp tuần hoàn để kinh tế phát triển và đặc biệt là môi trường sẽ không bị ô nhiễm, và cái đó là chúng tôi rất quan tâm trong vấn đề chăn nuôi và như vậy chăn nuôi gắn với trồng trọt thì hiệu quả kinh tế rất cao", ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm cho biết.

Theo thống kê, hàng năm ngành nông nghiệp có khoảng 114 triệu tấn phế phụ phẩm là thân cây ngô, cây đậu, rơm rạ, vỏ trấu…. Với những mô hình ở trên thì rõ ràng các phế phụ phẩm trong nông nghiệp đang được coi như một thứ tài nguyên một loại hàng hóa hữu ích có thể sinh lời trong tương lai.

Kinh tế tuần hoàn: Từ thân cây ngô, rơm rạ, vỏ trấu... đến cuộc chơi hàng nghìn tỷ USD - Ảnh 3.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định chính sách Nhà nước sẽ là bệ đỡ đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn trong thời gian tới

Hiện một số doanh đang mong muốn thành lập hội doanh nghiệp nông nghiệp tuần hoàn, để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình sản xuất tuần hoàn. Và gần đây Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng khẳng định chính sách Nhà nước sẽ là bệ đỡ đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp tuần hoàn trong thời gian tới.

"Muốn làm được kinh tế tuần hoàn thì phải bắt đầu từ khởi tạo của các trường, các viện để người ta nghiên cứu.... tìm những giá trị ở những phế phẩm bỏ đi. Tiếp theo là câu chuyện sản phẩm mới để thị trường hóa, là cả sự bệ đỡ của Nhà nước để người nông dân tự tin, doanh nghiệp tự tin... Bên cạnh dòng sản phẩm cũ người ta có thể tạo dòng sản phẩm mới từ phế phẩm dòng sản phẩm cũ", Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết.

Để khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn, một số chuyên gia cũng đề xuất cần có cơ chế chính sách về tín dụng, về thuế, hoặc đất đai, như là đòn bẩy tài chính để doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia vào kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển xanh, bền vững.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.5233146071401202-dsu-yt-nihgn-gnah-iohc-couc-ned-uart-ov-ar-mor-ogn-yac-naht-ut-naoh-naut-et-hnik/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kinh tế tuần hoàn: Từ thân cây ngô, rơm rạ, vỏ trấu... đến cuộc chơi hàng nghìn tỷ USD”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools