“Làng” đô thị Ân Phú Buôn Ma Thuột: Lời giải về cơ hội an cư
Nguyên Đức
Theo kế hoạch của công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển Đô thị Ân Phú, dịp lễ 30-4-2021 sẽ là mốc chính thức khánh thành, đưa vào hoạt động thương mại hóa khu đô thị Ân Phú (Hà Huy Tập, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk). Tâm huyết xây dựng mô hình “làng” đô thị giữa vùng đất cao nguyên của nhà đầu tư đã khởi đầu thành hiện thực.
Ông Phan Tá Sinh, Phó giám đốc công ty cho biết, dịp lễ này cũng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập doanh nghiệp, đánh dấu một chặng đường trăn trở đã qua, với mục tiêu là một thương hiệu góp sức định hình những giá trị đô thị Việt Nam mới, vừa hài hòa các giá trị truyền thống bền vững, vừa xây dựng những tiêu chí đúng thời đại.
Định vị 4 yếu tố an cư
Theo ông Sinh, những năm qua, định hướng trong phát triển đô thị của nhiều nhà đầu tư, là kiến tạo những khu đô thị tầm cỡ, hiện đại quy mô cả về dáng dấp kiến trúc lẫn khối lượng công trình. Tuy nhiên, khi hoạt động, đa số đô thị bộc lộ nhược điểm thiếu tính kết nối trong cộng đồng dân cư và thiếu các giá trị cộng đồng. Điều này làm giảm tính hấp dẫn của các khu đô thị, thậm chí còn gây tâm lý bất lợi cho cư dân khi sống trong các công trình kiến trúc đẹp đẽ nhưng sinh hoạt tách rời, thiếu đoàn kết thân thiện.
Trong đánh giá của các chuyên gia, để cư dân thực sự có tâm lý an cư, một đô thị cần hội đủ 4 yếu tố, là tiện nghi, văn hóa, sinh kế và nhân bản.
Tiện nghi thuộc về khâu thiết kế kỹ thuật, kiến trúc xây dựng, quy hoạch; đầu tư đầy đủ các hạng mục hạ tầng, bảo đảm điều kiện sinh hoạt, tiện ích cộng đồng... Văn hóa thuộc về khả năng thể hiện các giá trị truyền thống, văn hóa bản địa ở khu đô thị; xây dựng nếp sinh hoạt theo các tiêu chí tôn tạo quan hệ làng xóm láng giềng; tổ chức các sự kiện tập thể, hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người dân. Sinh kế thuộc về cơ hội sống tốt hơn cho người dân, là cơ hội tạo thêm thu nhập tài chính ngay tại nhà ở trong khu đô thị, thông qua các cơ hội kinh doanh bán hàng, làm dịch vụ… Nhân bản thuộc về những điều kiện pháp lý vững chắc, ổn định cuộc sống, tương tác hỗ trợ xã hội tốt, chính sách hài hòa, từ chủ đầu tư có hoạt động chăm sóc dân sinh đến ngân hàng cho vay vốn mua, xây nhà ở; quy hoạch có những hạng mục cộng đồng hữu ích như nhà trẻ, chợ búa, công viên...
Trong chiến lược đầu tư phát triển các đô thị, công ty Ân Phú xác định rõ cả 4 yếu tố cần đầu tư này. Đặc biệt về văn hóa và sinh kế, công ty hết sức quan tâm và mong muốn triển khai, chỉ cần có sự hợp tác từ cộng đồng cư dân. Theo công ty, thực tế những khu đô thị được thiết kế đầu tư mới, phải thể hiện tính chất và nguyên tắc như các ngôi làng truyền thống bao đời, nơi người dân sống cạnh nhau, hàng xóm láng giềng chan hòa thân ái, đúng tinh thần văn hóa phương Đông “đêm hôm tối lửa tắt đèn” và những giá trị giao tiếp bền vững “bán bà con xa mua láng giềng gần”.
Người dân hãy đến với “làng”!
Bởi tinh thần xây dựng giá trị an cư bền vững như vậy, trong thiết kế cơ bản của khu đô thị Ân Phú tại Buôn Ma Thuột, công ty đã mạnh dạn đầu tư các biểu tượng văn hóa. Nổi bật nhất là biểu tượng "ngọn lửa cao nguyên" được công ty đặt tại công viên trung tâm, cao 17 mét, thể hiện hình ảnh văn hóa Tây Nguyên đặc sắc. Quanh biểu tượng này, công ty bố trí các tuyến đường đi bộ, nhà văn hóa, khu đọc sách cho trẻ em, nhà trẻ, mẫu giáo, khu thể thao cộng đồng… với các họa tiết như chiêng trống, tượng totem văn hóa… Như vậy, cư dân khu đô thị, đặc biệt là trẻ em, sẽ làm quen và từ từ hiểu biết sâu hơn về những giá trị truyền thống của vùng đất Tây Nguyên.
Về sinh kế, theo phác họa của ông Sinh, cư dân ở khu đô thị Ân Phú được khích lệ tận dụng những lợi thế, khả năng, để xây dựng quan hệ làm ăn, tạo thu nhập. “Văn hóa cộng đồng, cơ hội từ mạng xã hội, Internet là điều kiện cực kỳ thuận lợi để mỗi người có thêm thu nhập ngay trong nhà mình. Một bà nội trợ có thể làm bánh ngay trong bếp, giao cho siêu thị trong khu dân cư bán cho những gia đình khác, vừa rẻ vừa bảo đảm an toàn, chất lượng hơn. Một gia đình thợ may có thể làm dịch vụ chăm sóc nhà cửa cho mọi người chung khu nhà ở, một gia đình khác lại chuyên giao rau củ tươi ngon từ trang trại ở quê ra cho hàng xóm. Đó là những điều kiện tổ chức sinh kế rất tốt mà cư dân đô thị có thể tự tận dụng, phát huy, thậm chí bán hàng trực tuyến tốt hơn, với địa chỉ ngay khu đô thị thay vì trỏ vào những địa chỉ thôn bản xa xôi”. Ông Sinh phân tích như vậy.
Về tầm nhìn xa, bởi công ty Ân Phú là chủ đầu tư các khu đô thị mới ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Lagi (Bình Thuận)…, nên rất thuận tiện khi cư dân qua mạng xã hội, kết nối cung ứng hàng hóa vật dụng cho nhau. Đơn cử cư dân ở Sa Huỳnh có thể kinh doanh thổ sản cà phê của Buôn Ma Thuột, cư dân Buôn Ma Thuột sẽ bán cá mắm, muối tinh chất của Sa Huỳnh. Nếu có được sự kết nối đó, sinh kế của người dân sẽ tốt hơn, và cơ hội cuộc sống của họ tại các khu đô thị do Ân Phú đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều.
“Hãy nhìn khu đô thị đang mở bán của chúng tôi, như một cơ hội xây dựng cuộc sống tốt hơn, với những yếu tố đầu tư bền vững. Thay vì chỉ tìm kiếm một căn hộ đơn lẻ để sống khép cửa, hãy chọn lựa một chỗ sống trong ngôi làng hiện đại, đầy đủ tiện nghi mà lại có thêm nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống tốt hơn, an cư cùng Ân Phú”. Ông Sinh kết luận.
Mời xem thêm:
Khát vọng làng ở một khu đô thị mới tại Đắk Lắk
Xem thêm: lmth.uc-na-ioh-oc-ev-iaig-iol-touht-am-noub-uhp-na-iht-od-gnal/215513/nv.semitnogiaseht.www