vĐồng tin tức tài chính 365

Hàng không xoay xở lấy lại bầu trời với hộ chiếu vắc xin

2021-04-20 09:13
Hàng không xoay xở lấy lại bầu trời với hộ chiếu vắc xin - Ảnh 1.

Hành khách đông đúc tại khu vực lối vào soi chiếu an ninh ở sảnh B ga nội địa Tân Sơn Nhất

Hiện nay, các hãng bay đã sẵn sàng nhưng nỗi lo không chỉ vấn đề khai thác, mà còn chờ đợi việc thống nhất triển khai "hộ chiếu vắc xin" và cân đối dòng tiền để bung sức cạnh tranh quốc tế.

Chờ ngày trở lại

Hơn 1 năm nay, ngành hàng không vắng hẳn các chuyến bay quốc tế, ngoại trừ các chuyến bay giải cứu và hàng hóa.

Theo thống kê năm 2019, các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác thường lệ 138 đường bay quốc tế và 50 đường bay nội địa, trong đó Vietnam Airlines bay 60 đường quốc tế, 33 đường nội địa, Jetstar (nay đổi thành Pacific Airlines) bay 13 đường quốc tế, 23 đường nội địa.

Vietjet Air khai thác 96 đường bay quốc tế, 35 đường bay nội địa. Lúc này, Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết chưa bay quốc tế nhưng đang khai thác 22 đường bay nội địa.

Tuy nhiên, đến năm 2020, đường bay quốc tế tạm dừng từ tháng 4, hàng không dồn tải cung ứng quốc tế sang nội địa đã khiến các hãng bước vào cuộc đua giảm giá vé chưa từng có, máy bay "nằm đất" bọc động cơ chờ ngày trở lại... 

Điểm tựa mà các hãng duy trì hoạt động là thị trường nội địa, song cũng sụt trồi với những ca lây nhiễm ở trong nước, hãng bay thêm những lần khập khiễng.

Do đó, việc tái khởi động bay quốc tế theo 3 giai đoạn mà Cục Hàng không Việt Nam mới đệ trình Bộ Giao thông vận tải, để nối lại đường bay thương mại quốc tế chở khách về Việt Nam dự kiến sẽ đón khách quốc tế vào tháng 9-2021 bằng cách áp dụng "hộ chiếu vắc xin" được nhiều hãng bay kỳ vọng. Ngay từ đầu tháng 4, các hãng đã rầm rộ kế hoạch bay quốc tế Việt Nam đi Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan... với các chuyến bay đưa người Việt về nước.

Đối với việc chở khách từ nước ngoài về, theo quy định nhập cảnh hiện tại, Vietnam Airlines và Vietjet Air vẫn tiếp tục theo phân bổ của cơ quan chức năng dưới hình thức các chuyến bay hồi hương và chở chuyên gia.

Trong lúc chờ đợi việc thống nhất lộ trình bay quốc tế, các hãng bay đã chủ động phối hợp nghiên cứu triển khai tham gia thử nghiệm ứng dụng IATA Travel Pass (hộ chiếu vắc xin) với Hiệp hội Hàng không quốc tế (IATA).

Người phát ngôn của Vietnam Airlines Đặng Anh Tuấn cho rằng sẽ còn nhiều ý kiến xung quanh Travel Pass, ví dụ có cần cách ly không, hay cách ly 2 - 3 ngày, không thể khẳng định sẽ 100% an toàn. Nhưng quan trọng nhất, theo ông Tuấn, với Travel Pass là những tiêu chuẩn này đã được thống nhất giữa IATA, WHO và chính phủ các nước. Hiện đã có hơn 70 nước đồng ý tham gia Travel Pass với IATA.

Hàng không xoay xở lấy lại bầu trời với hộ chiếu vắc xin - Ảnh 2.

Đường bay thương mại quốc tế vẫn tạm dừng, hàng không xoay xở tăng bay nội địa, đua giảm giá vé kích cầu hành khách đi lại

Vietnam Airlines kỳ vọng việc triển khai "hộ chiếu vắc xin" tại Việt Nam có thể sẽ tiến hành nhanh, ban đầu có thể sẽ thử nghiệm trong một số khu vực, chẳng hạn cho phép khách đến Đà Nẵng, khoanh trong một vài khu vực. Sau đó, khi xác định được an toàn mới triển khai mở rộng.

Ông Tô Việt Thắng, phó tổng giám đốc Vietjet Air, chia sẻ doanh nghiệp du lịch, hàng không cho rằng việc tiêm vắc xin sẽ mang du khách quốc tế trở lại Việt Nam. Ông cũng cho rằng phải lựa chọn thị trường nào an toàn phòng chống dịch tốt, các quy định kiểm soát tốt nhất.

Áp lực vẫn đè thị trường nội địa

Trong bối cảnh các đường bay quốc tế chưa được khơi thông, thị trường nội địa được các hãng hàng không chú trọng và liên tục mở thêm các đường bay mới. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng điều này vẫn khó bù đắp được doanh thu, lợi nhuận cho thị trường quốc tế của các hãng hàng không vì bay quốc tế chiếm tỉ trọng 50 - 60% trong tổng doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam.

Ông Đinh Việt Thắng, cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, đánh giá thị trường hàng không trong nước cơ bản sẽ khôi phục hoàn toàn vào giữa năm 2021. Nhưng thị trường hàng không quốc tế tương đối khó đoán vì diễn biến dịch COVID-19 ở các quốc gia trên thế giới hết sức phức tạp, và việc khôi phục bay quốc tế phụ thuộc nhiều vào nhu cầu du lịch.

Dự báo nhanh nhất phải 1 - 2 năm tới, thị trường hàng không quốc tế mà Việt Nam khai thác mới khôi phục bằng năm 2019.

Hiện tại, dù đã tăng cường mở mới các đường bay nội địa, nhưng đại diện các hãng hàng không trong nước chia sẻ vẫn phải "gồng gánh" từ vài trăm đến hàng ngàn tỉ đồng mỗi tháng để duy trì các hoạt động như tiền thuê, mua máy bay, tiền thuê sân đỗ, lãi suất ngân hàng...

Từ đây, cơ quan này kiến nghị cơ chế áp dụng hộ chiếu vắc xin với khách nhập cảnh. Theo đó, khách có hộ chiếu vắc xin và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với COVID-19 sẽ được nhập cảnh Việt Nam và giảm đến mức tối thiểu thời gian cách ly tập trung.

Người đứng đầu Cục Hàng không cho biết hiện Việt Nam chưa có các quy định pháp lý liên quan đến việc triển khai hộ chiếu vắc xin tại Việt Nam cũng như đòi hỏi cần có những thỏa thuận liên quan ở cấp Chính phủ, liên bộ giữa Việt Nam và các nước để triển khai áp dụng đối với khách quốc tế nhập, xuất cảnh Việt Nam.

Hàng không xoay xở lấy lại bầu trời với hộ chiếu vắc xin - Ảnh 3.

Thống kê mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam, các hãng bay trong nước còn 39 máy bay dừng khai thác vì dịch bệnh, trong đó Vietnam Airlines có số lượng máy bay nằm sân cao nhất

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - chuyên gia ngành hàng không - cho rằng dịch COVID-19 trong nước cơ bản kiểm soát tốt, các cơ quan chức năng cần tính toán các phương án mở lại đường bay quốc tế, trong đó "hộ chiếu vắc xin" là vấn đề then chốt trong việc mở lại đường bay quốc tế. Do đó, theo ông Tống, các bộ, ngành cần nghiên cứu thật nhanh để "từng bước mở lại đường bay chứ không mở ồ ạt".

Đón khách quốc tế từ tháng 9-2021?

Về việc triển khai các chuyến bay quốc tế thường lệ có chở khách vào Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nanm đề xuất theo ba giai đoạn.

Giai đoạn đầu chỉ khôi phục các chuyến bay trọn gói (combo) như vé máy bay, xét nghiệm, phí cách ly... áp dụng với công dân Việt Nam. Cơ quan này cũng đề nghị triển khai đồng thời với các chuyến bay giải cứu công dân do Chính phủ tổ chức, với tần suất căn cứ theo năng lực tiếp nhận cách ly của địa phương.

Giai đoạn 2, bắt đầu từ tháng 7-2021 sẽ triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam có cách ly sau khi nhập cảnh cho cả công dân Việt Nam và nước ngoài (có xét nghiệm âm tính với COVID-19). Trước mắt, thực hiện các chuyến bay giữa Việt Nam và Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với tần suất 4 chuyến/tuần/chiều cho các hãng hàng không của mỗi bên.

Giai đoạn 3, dự kiến từ tháng 9-2021, tùy thuộc vào tiến trình tiêm vắc xin tại Việt Nam và đánh giá về tính miễn dịch cộng đồng sau khi tiêm vắc xin đại trà, Cục Hàng không Việt Nam sẽ triển khai các chuyến bay thường lệ chở khách vào Việt Nam không yêu cầu cách ly sau nhập cảnh nhưng áp dụng cơ chế "hộ chiếu vắc xin".

Hàng không xoay xở lấy lại bầu trời với hộ chiếu vắc xin - Ảnh 4.

Chuyên mục Nhịp sống thương trường với sự đồng hành của One IBC, công ty cung cấp các dịch vụ tài chính, thuế, đăng ký kinh doanh, đầu tư trong nước và quốc tế.

Xem thêm: mth.66024351291401202-nix-cav-ueihc-oh-iov-iort-uab-ial-yal-ox-yaox-gnohk-gnah/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hàng không xoay xở lấy lại bầu trời với hộ chiếu vắc xin”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools