Một trong tám đập thép tạm tại tỉnh Tiền Giang đang được tháo dỡ - Ảnh: MẬU TRƯỜNG
Ngày 20-4, ông Ưng Hông Nghi - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang - cho biết các cơ quan chức năng đang tháo dỡ các đập thép ngăn mặn, trữ ngọt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Theo ông Nghi, hiện 7 đập thép ngăn mặn, trữ ngọt trên đường huyện 35 gồm Ông Hổ, Cầu Sao, Rạch Me, Mỹ Long, Chín Tương, Bà Trà, Ông Mười đang được đơn vị thi công khẩn trương tháo dỡ.
Dự kiến đến ngày 24-4, việc tháo dỡ các đập thép sẽ hoàn thành. Riêng đối với đập thép trên kênh Nguyễn Tấn Thành, cơ quan chức năng đang tính toán thời điểm tháo dỡ sớm hơn kế hoạch.
"Đến thời điểm này có thể khẳng định quyết định ngăn mặn, trữ ngọt thời gian qua đã thành công, mang lại hiệu quả sản xuất cao cho người dân. Nhờ có những đập thép nói trên nên nhân dân yên tâm sản xuất, xuống vụ và cho năng suất cao", ông Nghi nói.
Trước đó, để ứng phó với tình hình xâm nhập mặn, tỉnh Tiền Giang đã đắp các đập ngăn mặn, trữ ngọt trên địa bàn và khoan 14 giếng tầng sâu tại cù lao Tân Phong - Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy và 7 giếng dự phòng tại các huyện Cái Bè, Cai Lậy và Chợ Gạo để phục vụ nước sinh hoạt mùa khô hạn.
Hệ thống đập ngăn mặn và các giếng khoan đã đảm bảo nước sinh hoạt cho khoảng 1,1 triệu dân của 2 tỉnh Tiền Giang và Long An (trong đó có khoảng 800.000 dân tỉnh Tiền Giang). Đồng thời bảo vệ cho khoảng 128.000ha đất nông nghiệp (Tiền Giang khoảng 108.000ha, Long An khoảng 20.000ha).
Cừ thép tại các đập tạm sau khi được tháo dỡ sẽ được bảo quản để sử dụng cho những mùa mặn năm tới.
TTO - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định tại miền Nam bắt đầu xuất hiện những cơn mưa dông chuyển mùa, nhưng vẫn còn nắng nóng kèm tia cực tím ở mức cao, người dân cần đề phòng thêm xâm nhập mặn.
Xem thêm: mth.73763233102401202-nam-nagn-pad-od-oaht-uad-tab-gnaig-neit-aum-aum-oav-yat-neim/nv.ertiout