Vào tháng 5 năm 2019, giá trị thương hiệu của Tesla và WeWork được định giá là gần 50 tỷ USD. Hiện tại, Tesla trị giá 800 tỷ USD với cổ phiếu tăng 1500% và WeWork trị giá 2,9 tỷ USD. Những điều này cho thấy là sức mạnh của thương hiệu chứ không phải vì tài sản.
Chuyện gì đã xảy ra? Tesla đã phá vỡ gốc rễ của ngành công nghiệp ô tô, và WeWork phá vỡ không gian của ngành công nghiệp văn phòng.
Làm thế nào để Tesla có giá trị gấp 250 lần WeWork chỉ trong 18 tháng?
Thập kỷ đầu tiên
Việc ra mắt Model 3 có hiệu quả tương tự với xe điện Model T được Ford tung ra cách đây một thế kỷ.
Sứ mệnh của Tesla đã rõ ràng ngay khi thành lập; đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của thế giới sang năng lượng bền vững. Theo Elon Musk, 10 năm đầu tiên cho đến khi Model S ra mắt có thể coi là thập kỷ tạo ra sản phẩm tốt nhất. Thập kỷ thứ hai là thập kỷ chuyển đổi sang sản xuất hàng loạt.
Elon Musk là kỹ sư trưởng và anh làm việc rất chăm chỉ. Nếu ai đó không thể hoàn thành tốt công việc, anh ấy sẽ tự mình làm việc ấy và xem nó là điều bình thường. Anh làm việc ở tiền tuyến nhiều hơn bất cứ ai, nên anh ta thường đặt ra những thời hạn khó khăn nhất cho mỗi mục tiêu.
Sự ra mắt của Cyber Truck là thời điểm thực sự chứng tỏ Tesla táo bạo như thế nào.
Elon Musk đã khiến mọi người tin tưởng. Nelson Mandela đã nói: "Không thể cho đến khi nó được hoàn thành" và điều thú vị là cả hai đều là người Nam Phi.
Elon Musk có mơ ước thay đổi thế giới, bởi vì anh là một kỹ sư và người quản lý tuyệt vời. Anh không ngừng xây dựng Tesla hướng tới mục tiêu của mình. Thúc đẩy cuộc cách mạng năng lượng, hợp tác với những người giỏi nhất trên thế giới để đạt được mục tiêu đó.
WeWork có thể có cùng niềm tin vì họ có một dịch vụ tuyệt vời mà mọi người đều yêu thích. Chia sẻ về không gian văn phòng không phải là một ý tưởng mới, nhưng nếu Regus là Yahoo thì WeWork là Google về không gian văn phòng. Dễ dàng di chuyển, thuận tiện, trang trí đẹp mắt với các tiện nghi và sự kiện kết nối.
Không gian văn phòng hiện đại hướng tới cộng đồng là ý tưởng ban đầu.
WeWork được thành lập tại Soho, New York bởi Adam Neumann và Miguel McKelvey vào năm 2010. Adam Neumann trở thành Giám đốc điều hành, họ nhanh chóng phát triển trước ở Mỹ và sau đó là trên toàn thế giới.
Sống ở New York, sau khi nhấp vào quảng cáo của họ trên Facebook, tôi đã trở thành nhân viên ngay khi chuyển đến New York vào năm 2014. Tôi đã làm việc tại đó trong 5 năm và tôi yêu thích trải nghiệm này. Nó vô cùng đáng giá với tôi.
Vào thời kỳ đỉnh cao, WeWork có 610.000 thành viên. Theo như trong hồ sơ thì đây đều là những người có học thức, cởi mở và tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, WeWork không bao giờ hội ý với các thành viên về sự thay đổi tiếp theo.
Tôi đã từng làm việc với UPS để tìm giải pháp logistics cho công ty thời trang của tôi vào thời điểm đó. Khi đại diện của UPS đến, tôi thấy rằng thật tuyệt nếu UPS và các công ty khác có thể mang lại lợi ích cho các thành viên. Sau đó, tôi giới thiệu đại diện của UPS với một trong những người quản lý. Hai tháng sau, họ công bố quan hệ hợp tác với các công ty cho các thành viên. Tôi đã chia sẻ ý tưởng của mình một vài lần khác vì rất nhiều thứ có thể được cải thiện, nhưng sau đó, tôi cảm thấy rằng chúng không được đánh giá cao.
Là một thành viên làm việc trong văn phòng Chelsea, tôi chỉ kém CEO 2 cấp bậc. Tôi đang ở tâm điểm của nơi mà mọi thứ đang diễn ra. Bản thân là một doanh nhân, tôi tự hỏi tại sao không sử dụng vốn sẵn có và quý giá nhất: con người.
Tôi đã chuẩn bị một bản thảo về những gì mà họ có thể làm để sửa đổi chiến lược kinh doanh và gửi chúng qua email. Sau vài ngày, tôi nhận được thư cảm ơn về sự chu đáo trong việc cải thiện WeWork với tư cách là một doanh nghiệp.
Vào năm 2019, WeWork là một công ty lớn mạnh với 828 tòa nhà tại 120 thành phố trên thế giới, có hơn 600.000 thành viên. Tuy nhiên, công ty chỉ được quản lý bởi Adam Neumann. Theo ông, WeWork không phải là một công ty bất động sản, mà nó hoạt động theo mô hình cho thuê hoặc bán công ty. Sự thật ở ngay trước mắt mọi người, nhưng việc kinh doanh lại dựa trên ảo tưởng của một người.
WeWork có thể sử dụng nguồn nhân lực làm nên sức mạnh lớn nhất. Cách mạng hóa cách mọi người làm việc, giống như cách Google chuyển đổi hoạt động kinh doanh của mình từ tìm kiếm sang nhiều lĩnh vực kinh doanh công nghệ mạng khác.
Tất cả các thành viên đều có thể trở thành đối tác. Họ có thể đã gia tăng giá trị to lớn cho công ty. Thay vào đó, WeWork chỉ tiếp tục phát triển toàn cầu do Masayoshi Son của SoftBank tài trợ mà không chứng minh được mô hình kinh doanh. Trong khi đó, Adam Neumann đã mua một công ty sóng nhân tạo, và một tòa nhà hàng đầu Lord & Taylor với giá 700 triệu USD.
Người sáng lập tạo nên văn hóa
Trong thế giới của Elon Musk, nếu bạn không đổi mới, bạn có thể bị sa thải. Anh ta đã công khai nói rằng mình không quan tâm học vấn của bất kỳ ai, những người khác đã làm gì, và cách anh phi thường vượt qua những thử thách trong công việc. Anh đã tạo nên một văn hóa dẫn dắt công ty giải quyết vấn đề sáng suốt nhất.
Elon Musk không chỉ được biết đến là một kỹ sư, nhà thiết kế xuất chúng mà còn được biết đến với khả năng học khoa học tên lửa bằng cách đọc sách khi không thể mua tên lửa từ cơ quan vũ trụ Nga. Musk có phương pháp đặc biệt để hoàn thành công việc và có thể đắm chìm vào các cuốn sách đến khi hiểu được vấn đề.
Musk từng làm việc hơn 100 giờ một tuần và ngủ trên sàn trong văn phòng, chỉ để đảm bảo mình có mặt khi có vấn đề phát sinh. Là một người đứng đầu Tesla, Musk có một phong thái làm việc đáng kinh ngạc và luôn chịu trách nhiệm với những thứ mình làm.
Với sự khiêm tốn, Elon Musk vẫn coi Tesla là một công ty nhỏ với giá trị cổ phiếu quá cao.Musk luôn thành thật về những khởi đầu khiêm tốn. Chẳng hạn như Musk và anh trai mình sống trong văn phòng, tắm trong YMCA, viết mã theo ca trực vì chỉ có một máy tính trong quá trình họ xây dựng Zip2.
Adam Neumann là người hoàn toàn khác. Với ý tưởng không gian văn phòng "mới", Neumann đã đưa công ty lên một tầm cao đáng kinh ngạc với sự tài trợ chính từ SoftBank. Ông tiếp tục phát triển công ty mà không cần tính toán tài chính. Cuối cùng đổi tên công ty thành WeCompany.
Với tư cách là một thành viên, tôi đã đến thăm tòa nhà Welive đầu tiên, nơi được cho là sẽ trở thành không gian sống đầu tiên. Và tôi nhận ra chúng không có mối liên hệ với thực tế. Một xưởng làm việc giá 3000 USD, so với các tiêu chuẩn New York thì mức giá ấy vẫn quá đắt đỏ.
Đúng, đó là một công ty có dịch vụ đáng kinh ngạc. Không có giải pháp thay thế rõ ràng nào ngoài những sao chép mù quáng của những doanh nghiệp địa phương. Nhưng một doanh nghiệp cần phải đổi mới để tạo ra doanh thu nếu doanh nghiệp ấy đang lỗ 2 tỷ, và điều ấy sẽ không xảy ra.
Adam Neumann rõ ràng cũng có lĩnh vực "bóp méo" thực tế (theo một cách rất khác). Nhờ vào kỹ thuật thuyết trình đáng kinh ngạc của mình, WeWork đã có 20,6 tỷ USD trong suốt quá trình hoạt động, chủ yếu thông qua SoftBank.
Có 2 điều tôi không thể hiểu trong các giao dịch kinh doanh: Tại sao Mark Zuckerberg trả 19 tỷ USD cho Whatsapp, một công ty không có mô hình kinh doanh hoặc doanh thu. Và tại sao người sáng lập SoftBank, Masayoshi Son lại đầu tư 18,5 tỷ USD cho WeWork mà chịu lỗ hàng tỷ USD một năm.
WeWork có lẽ đã sử dụng 6,000 nhân viên và hơn 600,000 thành viên giỏi có trình độ học vấn, để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.
Vì đợt IPO vào tháng 9 năm 2019 chưa bao giờ diễn ra, Adam Neumann đã ra đi trong vòng chưa đầy một tháng, Neumann được hứa sẽ trả 1,7 tỷ USD mà không cần chia sẻ cho bất kì ai dù cho có nhiều người cùng bị sa thải.
Đó chính là cách những người lãnh đạo có thể tạo ra sự khác biệt.
Mai Phương
Theo MD