vĐồng tin tức tài chính 365

Thị trường máy in mùa dịch Covid-19 vẫn tăng trưởng ấn tượng

2021-04-20 17:37

Thị trường máy in mùa dịch Covid-19 vẫn tăng trưởng ấn tượng

Dũng Nguyễn

(KTSG Online) - Từ ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường, thị trường máy in vẫn tiếp tục tăng trưởng ấn tượng dù dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp, người dân trong năm qua.

Chuyển dịch nhu cầu

Dịch bệnh Covid-19 xuất hiện trong năm ngoái đã làm thay đổi đáng kể thói quen sinh hoạt và làm việc của doanh nghiệp và cá nhân. Trong đó, nhu cầu sử dụng máy tính, laptop và các thiết bị ngoại vi liên quan như máy in cũng không ngoại lệ.

Canon, đơn vị dẫn đầu thị phần máy in hơn 15 năm qua, theo các dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu IDC, cho biết trong năm ngoái, do ảnh hưởng nặng nề của Covid-19, một loạt trường học và công sở chuyển sang hình thức học trực tuyến và làm việc tại nhà trong thời gian dài, nên thị trường sản phẩm máy in nói chung có giảm nhẹ. Tuy nhiên, nhu cầu lại chuyển dịch đáng kể sang phân khúc máy in tại nhà.

Mẫu máy in phun đơn năng PIXMA G1010 được mua nhiều nhất trong giai đoạn Covid-19 do phù hợp nhu cầu sử dụng cá nhân.

Cụ thể, trong khi toàn thị trường máy in laser giảm 6% so với năm trước đó, thì số lượng máy in phun tiêu thụ lại tăng 6%, nhờ nhu cầu in ấn tại nhà tăng lên. “Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2021 và có thể kéo dài đến 6 tháng đầu năm 2021”, lãnh đạo Canon dự kiến.

Nhìn chung, doanh thu sản phẩm của các hãng máy in đều có sự tăng trưởng, riêng máy in của Canon trong năm ngoái tăng trưởng 110%, bất chấp sự ảnh hưởng của Covid-19 và vẫn giữ nhịp tăng trưởng đều đặn qua các năm. Số liệu thống kê mới nhất của IDC quý 4-2020, Canon nắm giữ 69% thị phần máy in laser, kéo giãn đáng kể khoảng cách với đối thủ xếp ngay sau.

Canon là hãng nổi tiếng về thương hiệu máy ảnh, nhưng đồng thời cũng dẫn đầu thị trường máy in nói chung bao gồm cả máy in laser và máy in phun trong nhiều năm liên tục tại Việt Nam. Vị thế dẫn đầu ở phân khúc máy in laser trên thực tế đã được xác lập từ năm 2006. Còn về phân khúc máy in phun, Canon nắm giữ 47% thị phần và liên tục dẫn đầu thị trường từ năm 2011 đến nay.

Một trong những lý do giúp Canon có thể duy trì vị thế trên thị trường, thậm chí còn đẩy mạnh hơn trong thời kỳ đại dịch Covid-19 là nhờ mẫu mã đa dạng, với gần 100 mã sản phẩm máy in laser và máy in phun, phù hợp với mọi nhu cầu in ấn của người tiêu dùng, trong từng môi trường và yêu cầu công việc khác nhau. “Dù ngân sách ra sao, yêu cầu in ấn thế nào, người tiêu dùng chắc chắn sẽ tìm được chiếc máy in Canon vừa ý”, lãnh đạo Canon từng chia sẻ.

Các máy in phun của Canon vừa được dùng in ảnh, vừa in tại lại trong văn phòng với nhiều màu sắc cho người dùng lựa chọn.

Bên cạnh đó, việc sở hữu hệ thống kênh phân phối mạnh thông qua nhà phân phối Lê Bảo Minh cũng đã giúp sản phẩm máy in Canon dễ dàng tiếp cận người dùng.  Cùng với hơn 300 Đại lý, hệ thống dịch vụ khách hàng, bảo trì, bảo hành rộng khắp tại 64 tỉnh thành, hệ thống cửa hàng trực tuyến, thương mại điện tử đã mở rộng phạm vi trải nghiệm của khách hàng trong mùa dịch.

Xu hướng tiết kiệm chi phí

Để ứng phó với đại dịch Covid-19, không chỉ có doanh nghiệp, mà cả các cá nhân đều phải tìm cách xoay sở liên tục với hai mục tiêu chính là giữ vững nguồn thu nhập đến tối đa và giảm chi phí về mức tối thiểu. Các sản phẩm trên thị trường máy in cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Trên thực tế, với người dùng, phần chi phí được giảm đáng kể là nhờ sự bền bỉ của phần cứng, năng suất in được tăng lên nhờ tốc độ máy in được cải thiện và in nhanh hơn, kích thước hộp mực giúp in được nhiều hơn cùng tính năng in đảo mặt giúp giảm lượng giấy dư thừa, các ứng dụng in ấn được mở rộng hơn. Với phần cứng đạt tiêu chuẩn Nhật Bản có độ chính xác và tỉ mỉ cao, phần mềm được cập nhật và phát triển liên tục. Đây cũng là tiêu chí sáng tạo sản phẩm của Canon giúp giữ thị phần số 1 tại Việt Nam trong nhiều năm qua.

Theo một khảo sát của hãng, các sản phẩm của Canon được ghi nhận giúp tăng năng suất lao động của doanh nghiệp tối thiểu 30% và giảm chi phí in ấn tối thiểu 20% bởi các doanh nghiệp vừa và lớn tại Châu Á cũng như Việt Nam. Bên cạnh đó, yếu tố độ bảo mật thông tin được đảm bảo, Dịch vụ bảo trì và hỗ trợ đáng tin cậy là những lý do khách hàng chọn giải pháp của Canon. Một số tên tuổi điển hình có thể kể đến như hãng hàng không Air Asia (Indonesia), Tập đoàn bất động sản Prestige (Ấn Độ), công ty Luật hàng đầu Philipines HHP, Trường Đại học Vongchavalitkul ( Thái Lan) hay The Grand Hồ Tràm Strip (Việt Nam),…

Hàng loạt doanh nghiệp lớn tại châu Á tin chọn giải pháp in ấn của Canon.

Kể từ năm ngoái đến nay, Canon cho biết tập trung hướng đến giới thiệu cho người tiêu dùng những sản phẩm giúp tiết kiệm tối đa chi phí, gồm cả chi phí đầu tư cho sản phẩm và chi phí vận hành.

Trong quí 4 năm ngoái, Canon tiếp tục cho ra mắt thêm 4 mã máy in dòng G, nâng tổng số lên 14. Đây là sản phẩm in phun chủ lực của Canon, có mức tăng trưởng cao liên tục qua các năm nhờ khả năng tiết kiệm mực với hệ thống mực liên tục chính hãng. Chi phí cho 1 bản in trên máy in phun G series của Canon chỉ 42 đồng/ trang in.

Còn với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như doanh nghiệp tại gia, dòng máy in laser LBP161dn+, sản phẩm được Canon thiết kế dành riêng cho thị trường Việt Nam, lại có lợi thế hộp mực đi kèm máy in lớn đến 4.100 trang, tiết kiệm chi phí in ấn và sự tiện dụng.

“Trong năm 2021, bộ phận R&D tại nhà máy của Canon Nhật Bản hứa hẹn sẽ tiếp tục cho ra mắt thêm nhiều mã mới thuộc dòng G series để có thêm nhiều lựa chọn cho người dùng Việt Nam hơn nữa”, lãnh đạo Canon chia sẻ. Việc cải tiến sản phẩm theo xu hướng tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu suất là bí quyết mà hãng Canon đã làm để liên tục giữ vững thị phần trong hơn 15 năm qua. Các sản phẩm mới trong năm nay dự kiến sẽ tiếp tục được người tiêu dùng đón nhận.

Xem thêm: lmth.gnout-na-gnourt-gnat-nav-91-divoc-hcid-aum-ni-yam-gnourt-iht/074513/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thị trường máy in mùa dịch Covid-19 vẫn tăng trưởng ấn tượng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools