Nghiên cứu So sánh về quản lý lao động di cư trong ASEAN ra mắt tại Hà Nội ngày 20-4 - Ảnh: H.Q
Báo cáo được ra mắt trong Diễn đàn đối thoại cấp cao về lao động di cư do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Ban Thư ký ASEAN và Cơ quan đối thoại EU - ASEAN tổ chức.
Nghiên cứu nhằm đánh giá những khác biệt về luật pháp, chính sách trong quản lý nhập cảnh và lưu trú, sáp nhập và xuất cảnh của người lao động nước ngoài tại các nước ASEAN.
Những kết quả từ Nghiên cứu So sánh về quản lý lao động di cư trong ASEAN hỗ trợ các nước hệ thống hóa, nhất quán khung chính sách, pháp luật các nước thành viên bằng cách áp dụng Chỉ số tiếp cận thị trường lao động quốc tế (ILMA).
Tại phiên trao đổi, ông Igor Driesmans (Đại sứ Liên minh Châu Âu tại ASEAN), cho biết một bác sĩ Tây Ban Nha đến Đức làm việc được công nhận bằng cấp xuyên biên giới. Bởi lẽ, người dân thuộc các nước Liên minh châu Âu (EU) được tự do di chuyển, đầu tư, tìm việc làm. Họ chỉ cần có thẻ công dân, hộ chiếu và tuân thủ pháp luật nước sở tại là có thể làm việc tại quốc gia khác.
Mặc dù, EU không phải không có hạn chế khi chỉ tập trung việc công nhận, bằng cấp chứng chỉ liên quốc gia cho các lao động kỹ năng cao như kỹ sư kiến trúc, dược sĩ…
Trong khi tại ASEAN, một diễn giả lấy ví dụ các lao động như kỹ sư, kế toán, kiến trúc sư… chỉ có chính sách ưu tiên, chưa hoàn toàn có sự bình đẳng như tại EU. Một phần bởi khác biệt luật pháp, chính sách. Cụ thể, ASEAN đang có 27 giấy phép việc làm, rào cản lớn cho lao động, đặc biệt là người trẻ.
Do vậy, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh khẳng định: "Nghiên cứu này tạo ra khuôn mẫu để các nước giải quyết các thách thức phức tạp, cũng như hưởng lợi đầy đủ hơn từ xu hướng dịch chuyển lao động toàn cầu đang ngày càng gia tăng".
Ông Igor Driesmans chia sẻ, EU có thể là hình mẫu để các nước ASEAN nghiên cứu. Chẳng hạn, các công dân EU được đối xử công bằng trên nhiều phương diện dù làm ở bất cứ đâu, bao gồm quyền tiếp cận đào tạo nghề, nhà ở, y tế công cộng… và cả quyền tham gia các tổ chức công đoàn. Ngoài ra, một lao động di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác vẫn được quy trì quyền lợi bảo hiểm xã hội như ban đầu.
Báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng, chứng chỉ, bằng cấp là yêu cầu phổ biến tại ASEAN đối với cả người có kỹ năng cao hay thấp. Hay, người di cư có kỹ năng, thu nhập càng cao thì yêu cầu sức khỏe càng ít nghiêm ngặt dù phí khám bệnh cao; có quyền cư trú lâu dài…
Ông Kung Phoak, phó tổng thư ký ASEAN, cho rằng sự phục hồi kinh tế được dự báo ở mức 5,5% của các nước ASEAN là cơ hội để gần 7 triệu lao động di cư nội khối (trên tổng số 10 triệu lao động di cư hiện sinh sống tại các nước ASEAN) tiếp tục mang lại nguồn kiều hối quan trọng cho các nước có lao động làm việc ở nước ngoài.
TTO - Tại Hội nghị quan chức cao cấp (SOM), quan chức Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận quan ngại về diễn biến phức tạp ở Biển Đông thời gian qua, trong đó có các hành động đe dọa, cưỡng ép, vi phạm luật pháp quốc tế.
Xem thêm: mth.76005657102401202-ue-pik-oeht-ed-uc-id-uuc-neihgn-tam-ar-gnol-gnod-naesa-coun-01/nv.ertiout